00:00 Số lượt truy cập: 2637703

Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 

Được đăng : 13/04/2022

c4cae8779b0664739517e53179323e02



Ảnh minh họa
  

Bám sát các kế hoạch, chương trình của Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của BCH Trung ương Đảng về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 20-NQ/TW),  Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Kết luận số 50-KL/TW), Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020cho các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh và Thường trực Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi ủy Chi bộ đã triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lao động trong toàn cơ quan. Kết quả trên 95% cán bộ các cấp Hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan tham gia học tập quán triệt Nghị quyết. Các cấp Hội đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết cho cán bộ, hội viên nông dân bằngnhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo trong công tác tuyên truyền như thông qua các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt Câu lạc bộ, các cuộc thi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh,… phối hợp với các ban, ngành các cấp tuyên truyền phổ biến nâng cao kiến thức về khoa học và công nghệ, các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, hiệu quả; vận động, khuyến khích và hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu, hướng tới áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tiễn sản xuất.Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, đã tổ chức sơ kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06 NQ/HND ngày 25/7/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam “về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”;05 nămthựchiệnKếtluậnsố 209-KL/HNDTWngày 04/7/2016 củaBanChấphànhTrung ươngHộiNôngdânViệtNam về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ.

1. Công tác tổ chức chỉ đạo, xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch của Hội Nông dân các cấp

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Chương trình hành động số 19-CTr/TU, chỉ đạo các huyện, thành Hội tổ chức triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiệnNghị quyết số 20-NQ/TW, Kết luận số 50-KL/TW, Chương trình hành động số 19-CTr/TU gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp Hội, cán bộ làm công tác hướng nghiệp dạy nghề và hỗ trợ nông dân-phụ nữ và thực hiện phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững…

Ký kết Chương trình phối hợp hoạt động theo từng giai đoạn với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành của tỉnh, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể,quan tâm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng các biện pháp tổ chức thực hiện chương trình phối hợp có hiệu quả nhất. Đưa nội dung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho nông dân vào chỉ tiêu thi đua hằng năm, gắn công tác khoa học và công nghệ với các phong trào thi đua và công tác Hội để chỉ đạo thực hiện.Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương Hội và các ngành thực hiện lồng ghép chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về khuyến nông, lâm, ngư với xây dựng thí điểm các mô hình ứng dụng công nghệ cao, chế phẩm sinh học vào sản xuất và bảo vệ môi trường.Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông”; tham gia Chương trình “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”; Hỗ trợ nông dân tham gia “Hội chợ nông nghiệp và làng nghề”, ...Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng hỗ trợ vốn sản xuất cho nông dân thông qua nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, vốn Quốc gia về việc làm, tín chấp giữa Hội Nông dân với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội để nông dân có nguồn lực đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các cấp Hội Nông dân tỉnh đã tích cực phối hợp với các ban chuyên môn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội,Công thương, Ban Dân tộc,… để tranh thủ nguồn lực tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho hội viên nông dân. Nội dungtập huấn được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của nông dân. Qua 10 năm, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 13.466 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, bảo vệ môi trường,sử dụng chế phẩm sinh học biowish, EM2 vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường trong chăn nuôi cho hơn 665.000 ngàn lượt hội viên, nông dân, trong đó có 17 lớp tập huấn ứng dụng kết quả đề tài khoa học công nghệ đã nghiệm thu với gần 800 hội viên tham gia, như đề tài nuôi lợn bằng hệ thống làm mát khép kín, nuôi gà trên đệm lót sinh học, chăn nuôi thỏ Newzealand, nuôi chim trĩ thương phẩm, trồng các loại rau củ quả sạch trong nhà lưới... Riêng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân - phụ nữ đã tổ chức 309 lớp tập huấn cho 15.450 lượt hội viên, nông dân. Bên cạnh đó các cấp Hội đã phối hợp với các Trung tâm, tổ chức dạy nghề trên địa bàn để mở các lớp dạy nghề, đào tạo nghề tại chỗ cho trên 29.064 lượt lao động. Trong đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ Nông dân - Phụ nữ trực tiếp tổ chức 97 lớp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 3.585 học viên là hội viên, nông dân tham gia. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngànhxây dựng và chuyển giao trên 25 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện địa phương đã có sức lan tỏa trong cộng đồng và được nhân rộng trên địa bàn, như mô hình nuôi lươn đồng không bùn; mô hình ứng dụng và nhân rộng nuôi cá Dìa thương phẩm trong ao; mô hình chăn nuôi thỏ trắng New Zealand;;Sản xuất thử nghiệm giống cam Valencia 2 trên vùng đất cát; mô hình "Nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học”Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020”. Đề tài thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng, hiệu quả, tính bền vững và khả năng nhân rộng của các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, từ đó định hướng phát triển và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình trong những năm tiếp theo. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 03 Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông”, có 16 giải pháp, sáng kiến tham gia dự thi, kết quả có 13 giải pháp, sáng kiến được đánh giá cao và đã trao thưởng cho; có 02 giải pháp sáng kiến được chọn tham gia Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức năm 2016.  

2. Gắn công tác khoa học và công nghệ với các phong trào thi đua của nông dân

Thông qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia có hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020”. Nông dân tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới ở nông thôn. Phong trào đã tác động đến quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, đưa máy móc dần thay sức lao động con người, từng bước tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn.Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa.

Nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã có những sáng chế, giải pháp kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và đời sống, được giải thưởng trong các cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông”, “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình”, điển hình là ông Đặng Văn Lâm, hội viên nông dân xã Mỹ Thuỷ huyện Lệ Thuỷ, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông”.

Đến nay, toàn tỉnh có 150 doanh nghiệp, 138 HTX nông nghiệp, 521 tổ hợp tác nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó các cấp Hội Nông dân vận động, hướng dẫn thành lập 127 Hợp tác xã, 474 tổ hợp tác; có 381 trang trại đạt tiêu chí kinh tế trang trại. Các giám đốc HTX, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh là những hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực tham gia các phong trào thi đua của Hội. Kinh tế hợp tác phát triển đã góp phần vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn có sự đóng góp tích cực của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.Hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã giao chỉ tiêu thi đua cho Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố về việc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; vận động nông dân đăng ký thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tuyên truyền, vận động hội viên nông dân áp dụng các biện pháp sản xuất, chăn nuôi an toàn, thân thiện với môi trường (VietGAP), thực hiện canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn… mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, liên kết hợp tác sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị...  Đến nay toàn tỉnh có 77.649 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đa số các hộ đã tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, nhất là những hộ có quy mô sản xuất càng lớn thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh càng cao.Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh trong 10 năm qua Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh đã cho cho gần 28.400 lượt hộ vay, xây dựng trên 700 mô hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, giải quyết việc làm cho gần 5 vạn lao động. Đồng thời thông qua các dự án vay vốn, các cấp Hội định hướng cho hội viên áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ và giới thiệu sản phẩm cho nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã giới thiệu các sản phẩm OCOP trên trang thông tin điện tử của Hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân – phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh đã mở gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm và tổ chức kết nối, tiêu thụ nông sản bằng hình thức trực tuyến. Hội Nông dân phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hoá giai đoạn 2021 - 2025. Thu thập thông tin các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đã thực hiện cập nhật thông tin, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn/Agri-postmart.vn. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tổ hợp tác, hợp tác xã đều sử dụng các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TWcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp Hội và hội viên, nông dân trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về vai trò rất quan trọng của KHCN trong công tác, sản xuất, kinh doanh, đời sống được nâng lên. Trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy vi tính, mạng Internet, mạng xã hội của cán bộ các cấp Hội, hội viên được nâng cao; đội ngũ cán bộ các cấp Hội được tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ mới, được trang bị đầy đủ máy vi tính phục vụ công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Các cấp Hội luôn chú trọng đến công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Sản xuất nông nghiệp đã có những chuyến biến tích cực, các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được áp dụng nhiều hơn. Đã tạo ra nhiều quy trình, giải pháp, mô hình về khoa học công nghệ có hiệu quả được được phổ biếnnhân rộng, tạo ra hiệu quả lớn, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.Công tác khoa học và công nghệ đã thúc đẩy các phong trào thi đua của nông dân, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đội ngũ cán bộ các cấpHội được năng cao trình độ năng lực công tác.Hoạt động Hội có nhiều chuyển biến hiệu quả, thiết thực hơn, nông dân ngày càng gắn bó với tổ chức Hội, vị thế của Hội không ngừng được nâng lên.

Lê Khôi