00:00 Số lượt truy cập: 2668025

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phổ biến kiến thức khoa học công nghệ kết hợp xây dựng các mô hình, dự án cho nông dân 

Được đăng : 26/11/2019

 

Trong năm qua, Bằng nhiều phương pháp lồng ghép, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, các điểm trình diễn kỹ thuật để phổ biến, cung cấp các thông tin, kiến thức về khoa học công nghệ cho hội viên nông dân. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tổ chức tổ chức được 07 lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo bền vững, 09 lớp về An toàn giao thông; 09 lớp về Nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên, 13 lớp về phòng chống ma túy, tội phạm, 09 lớp về công tác giám sát, phản biện xã hội, 09 lớp về nghiệp vụ công tác Hội… cho gần 7.000 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.

Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ tổ chức được 04 lớp về Luật sở hữu trí tuệ cho 400 lượt hội viên nông dân, tại 4 đơn vị Thành phố Sông Công, Thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, huyện Phú Lương.

Xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cho nông dân thong qua triển khai các dự án khoa học công nghệ

Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp mở 62 lớp dạy nghề cho 1.714 học viên tham gia; Tổ chức 1.439 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 89.978 lượt hội viên, nông dân.Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên tổ chức ra mắt Tổ hợp tác liên kết trồng Ớt tại xã Thanh Ninh với 20 thành viên, Tổ hợp tác trồng Ổi an toàn Linh Nham xã Linh Sơn với 20 thành viên. Các cấp Hội tiếp tục duy trì và vận động xây dựng mới được 58 mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả do Hội Nông dân trực tiếp hướng dẫn; Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả cấp huyện, thành, thị được 25 mô hình, cấp xã, phường, thị trấn được 215 mô hình; 182 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn. Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thành, thị tham gia, quản lý tốt một số các nhãn hiệu tập thể sản phẩm nông nghiệp tại địa phương như Hội Nông dân tỉnh  chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”; Nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”;  Hội Nông dân xã La Bằng, huyện Đại Từ chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể Chè La Bằng; Hội Nông dân huyện Phú Bình chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Lúa nếp Thầu Dầu”; Hội Nông dân xã Tiên Hội, huyện Đại Từ chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Bưởi Tiên Hội”; Hội Nông dân xã Tức Tranh, huyện Phú Lương chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Chè Tức Tranh”; Hội Nông dân phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Hoa đào Cam Giá”; Hội Nông dân xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Ổi Linh Sơn”; Hội Nông dân xã La Hiên, huyện Võ Nhai chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Na La Hiên”.

Các hoạt động tuyên truyền bổ trợ

Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành liên quan tuyên tuyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất phân bón cung ứng vật tư, xây dựng các mô hình trình diễn về kỹ thuật giúp hội viên nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.Duy trì hoạt động Webside của Hội Nông dân Thái Nguyên, thường xuyên cập nhật thông tin và tuyên truyền trên Website các hoạt động về khoa học công nghệ trong và ngoài tỉnh, các mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đến nay đã cập nhật được trên 548 tin, bài các loại với trên 127.000 lượt truy cập. Tổ chức biên tập, xuất bản 12.000 cuốn Bản tin nông dân Thái Nguyên làm tài liệu tuyên truyền nội bộ trong các cấp Hội trong đó có chuyên mục “chuyển giao khoa học kỹ thuật” được cấp phát miễn phí tới lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, Hội Nông dân các huyện, thành, thị, 100% cơ sở Hội và 2.680 chi Hội.Cấp phát bản tin Khoa học và công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ, cuốn Phổ biến kiến thức của Liên hiệp các khoa học và kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên) cho các cấp Hội làm tài liệu tuyên truyền đến hội viên nông dân. Các cấp Hội tuyên truyền, phổ biến phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 và đầu tư mở rộng sản xuất, hình thành các mối liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao; Hỗ trợ các hộ hội viên, nông dân nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn để giúp họ vươn lên thoát nghèo. Kết quả các cấp Hội đã vận động 100.434 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp.

   Những kết quả trên đã góp phần nâng cao nhân thức cho cán bộ hội viên nông dân về vị trí,vai trò của khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống; qua đó thúc đẩy nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

T.N