00:00 Số lượt truy cập: 2661697

Hội Nông dân xã Mường Và, huyện Sốp Cộp về "Giải pháp và hiệu quả công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân thi đua phát triển kinh tế ở vùng biên giới" 

Được đăng : 23/11/2020

                 

Mường Và là một xã biên giới với 15 km đường biên giáp với nước CHDCND Lào, thuộc xã vùng III, đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, với tổng diện tích tự nhiên là: 27.918 ha; Gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống; (Thái, Mông, Khơ Mú, Lào, dân tộc khác). Toàn xã có 2.622 hộ, gồm 11.770 nhân khẩu. Nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống của hội viên, nông dân gặp rất nhiều khó khăn, lao động sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

          Hiện nay toàn xã có 22 chi hội, với1.748 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt Hội. Hội Nông dân xã luôn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tinh hình mới. Đặc biệt chú trọng quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Tập trung chỉ đạo thực hiện phong trào nông dân thi đua, sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đây là một phong trào lớn do Hội Nông dân Việt Nam phát động; đến nay đã phát triển trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, thu hút cán bộ, hội viên và nông dân tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của xã.

          Thời gian qua, Hội Nông dân xã đã tích cực tham mưu cho Thường trực Đảng ủy, phối hợp tốt với UBND tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt các chủ trương Nghị quyết lớn như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nông thôn giai đoạn 2011-2020; và Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 02/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động để đáp ứng lợi ích chính đáng của nông dân, cụ thể như:

Thông qua nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân: Hội Nông dân xã đã chỉ đạo Chi hội nông dân các bản tăng cường công tác vận động xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân; tham mưu cho Đảng ủy đề nghị Ủy ban nhân dân cấp bổ ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân hàng năm, đến nay tổng nguồn vốn là 150 triệu đồng cho 5 hộ vay hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.   

Thông qua nguồn vốn ủy thác vốn vay NHCSXH: Thực hiện tốt 6 công đoạn ủy thác vay vốn NHCSXH, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo ổn định cuốc sống. Đến nay tổng dư nợ thông qua tổ chức Hội Nông dân là trên 27493 tỷ đồng, 17 Tổ TK&VV với 760 lượt hộ vay.

Ngoài ra phong trào vận động xây dựng Quỹ hội nông dân được xã trú trọng chỉ đạo,thực hiện có hiệu quả,nhằm mục đích duy trì hoạt động của Hội. Đến nay tổng số tiền quỹ hội là 150 triệu đồng, bình quân quỹ/hội viên đạt trên 92.000 đồng. Việc quản lý, sử dụng quỹ hội của các cấp hội đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng mục đích, hiệu quả làm cho hội viên càng gắn bó với tổ chức hội.

Hội Nông dân xã luôn tuyên truyền vận động, khích lệ hội viên, nông dân phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn, giống vào sản xuất kinh doanh, hình thành vùng sản xuất, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Hiện nay nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được vinh danh giai đoạn 2015 - 2020. Hiện toàn xã có 05 Mô hình trồng Cam, quýt và các loại cây ăn quả tổng hợp với tổng diện tích 549,5 ha; tổng đàn gia súc có 6.135 con (trâu: 2.247 con, bò: 1.935 con,  ngựa: 25 con, lợn: 1.503 con, rê: 425 con), 950 đàn ong mật, với 790 hộ hội viên nông dân tham gia, với 823 lao động là hội viên nông dân, bình quân thu nhâp 20 triệu đồng/người/năm.

Qua triển khai thực hiện chú trọng công tác sơ, tổng kết phong trào ở các cấp, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, nhiều hộ nông dân SXKD giỏi đã trở thành hạt nhân của phong trào và được các cấp ủy đảng, chính quyền và Hội Nông dân các cấp ghi nhận và khen thưởng, hàng năm, tính đến thời điểm có 13,2% hộ hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Các hoạt động phong trào đã có sức thu hút và tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn giữa tổ chức Hội với hội viên, nông dân, góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay.

           Để công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân phát triển kinh tế thực hiện tốt phong trào thi đua phát triển kinh tế ở cơ sở có sức lan tỏa rộng, đạt hiệu quả, Hội Nông dân xã  đề ra một số giải pháp như sau:

          Một là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi điển hình, làm chuyển biến nhận thức của đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân về phát triển kinh tế.

Hai là,  đẩy mạnh và đổi mới công tác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế ,hướng dẫn nông dân phát triển các loại hình và đối tượng sản xuất, kinh doanh phù hợp gắn với hỗ trợ về vốn, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tập trung hướng dẫn phong trào phát triển mạnh theo hướng liên kết, hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, tập trung xây dựng, nhân rộng những mô hình điển hình tiên tiến phù hợp với địa phương. Nêu gương và tổ chức học tập, nhân rộng các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi và giúp đỡ có hiệu quả đối với các hộ nghèo.

Năm là, phong trào phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế gia trại, trang trại ... gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng tỷ lệ hộ khá, hộ giàu và  giảm hộ nghèo.

          Kính thưa Hội nghị!  Để phong trào thi đua phát triển kinh tế của hội viên nông dân trở thành  động lực phát triển kinh tế của xã và huyện nhà, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sỏ, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của huyện. Sự qua tâm chỉ đạo và tạo điều kiên của các cấp Hội cấp trên. Có như vậy, phong trào mới mang lại hiệu quả thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo  của xã cũng như của huyện nhà .

Trên đây là phát biểu tham luận của Hội Nông dân xã Mường Và, Sốp Cộp tại hội nghị. Cuối cùng, tôi xin kính chức các vị đại biểu, các đồng chí dự hội nghị luôn dồi dào sức khoe, hạnh phúc và thành công!

 

Văn Khôi