00:00 Số lượt truy cập: 2662372

Hướng dẫn kỹ thuật phòng trị sâu, bệnh trên cây đu đủ 

Được đăng : 24/05/2019



1.     Rệp sáp

Rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.

- Phòng trị

+ Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như sua đũa, bình bát.

+ Dùng máy bơm nước có áp suất cao, chỉnh cho tia nước nhỏ mạnh phun vào những chỗ bị rệp bám để rửa trôi bớt rệp.

+ Nuôi ong kí sinh thuộc giống Anagyrus và các thiên địch ăn mồi như kiến vàng, bọ rùa để diệt rệp sáp.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn, trồng mật độ cây vừa phải để tạo thông thoáng cho vườn cây; kiểm tra để kịp thời phát hiện rệp sáp khi rệp chưa phát triển mạnh để xử lí.

Dùng thuốc hóa học Mapy 48EC, Supracide 40EC, Vitashield 40EC pha thêm bột giặt để tăng khả năng bám dính thuốc phun bám chặt vào rệp sáp, tăng hiệu quả của thuốc; bảo đảm đúng thời gian cách li để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Nhện đỏ

Không trồng đu đủ quá dầy, dọn vệ sinh cỏ dại, cắt tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh để vườn thông thoáng, đủ ánh sáng.

 Mạnh dạn cắt bỏ những lá có số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy để diệt nhện.

Không tưới rãnh, nên tưới phun và phun mạnh vào 2 mặt của lá làm cho nhện chết 1 phần.

Thường xuyên kiểm tra kĩ, soi tìm nhện ở mặt dưới của lá để phát hiện; cần soi kỹ vì nhện rất nhỏ, khó phát hiện.

Sử dụng luân phiên bằng những loại thuốc sau: Nissorun 5EC, Danitol 10EC DC-Tron Plus (C 24), Pegasus 500EC, Comite 73EC, Ortus 5SC, Cascade 5EC. Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau khi phun 7 ngày thì phun tiếp lần hai.

Cần phun ướt đẫm mặt dưới của lá, phun thuốc vào các buổi chiều mát để tránh bị cháy lá.

3.     Bệnh đu đủ xoắn lá

Trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục với chế phẩm trichoderma.

Tưới nước sạch giữ ẩm thường xuyên cho cây, không đất khô để cây khỏe, sinh trưởng tốt tăng sức đề kháng. Mỗi tháng phun 2 - 3 lần dung dịch Borderaux hay đồng Oxyclorua. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng, giúp cho cây tạo diệp lục tố và tăng cường khả năng phòng bệnh.

4.     Bệnh đốm vòng, Bệnh khảm lá

Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

Phòng trị

Chưa có thuộc đặc trị mang lại hiệu quả cao trị bệnh đốm vòng cho cây cần kết hợp một số biện pháp để hạn chế bệnh phát triển:

- Mua giống ở địa chỉ tin cậy, chọn cây giống khỏe, không bị nhiễm bệnh.

-Theo dõi, chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh, đem tiêu hủy.

-Làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.

- Không trồng xen các loại rau trong vườn đu đủ.

- Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc sau: Supracide, Trebon, Suprathion, Applaud; Bi58, Bassa, phun thuốc vào lúc chiều mát để tránh bị cháy lá.

T.Khuyên