00:00 Số lượt truy cập: 2661418

Kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2020 

Được đăng : 20/10/2020

 

Thực hiện chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Mộc Châu đãphối hợp với các cơ quan đơn vị tập trung tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo định hướng, sự chỉ đạo của tỉnh của huyện. Cơ cấu, số lượng các sản phẩm cây trồng chủ lực được sản xuất với quy mô, số lượng ngày một tăng theo hướng tập trung. Cùng với đó, vấn đề sản xuất an toàn, áp dụng khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm được quan tâm. Các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với thế mạnh của từng địa phương đã được quan tâm đầu tư phát triển và đổi mới về cơ cấu tổ chức sản xuất.

Về sản xuất lương thực: Các cấp Hội đã tuyên truyền đẩy mạnh việc giảm diện tích cây lương thực canh tác trên đất dốc, chuyển diện tích ruộng nước kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả hiệu quả cao. Năm 2020, diện tích cây lương thực trên đất dốc là 16.561 ha, giảm 9.249 ha so với năm 2015. Trình độ áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới có hiệu quả, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng vụ, đảm bảo an ninh lương thực theo hướng sản xuất hàng hóa.

Về sản xuất rau, hoa chất lượng cao: Tập trung tuyên truyền xây dựng và bước đầu hình thành một số mô hình, vùng sản xuất rau, hoa tập trung chất lượng cao với quy mô từ 5 ha đến 20 ha/điểm. Diện tích rau, củ, quả hiện nay là 2.395 ha, doanh thu bình quân đạt 400 triệu đồng/ha. Sản suất hoa chất lượng cao đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha. Cây rau, hoa đang là tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phục vụ nhu cầu thị trường tại địa phương và sản xuất hàng hoá cung cấp cho nhu cầu thị trường ở các thành phố lớn và các tỉnh miền xuôi.

Cây chè: Tiếp tục được phát triển ở những xã có điều kiện, với quy mô hợp lý, tập trung cao cho đầu tư thâm canh, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến. Toàn huyện có 13 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè, tổng diện tích đến năm 2020trên 2.000 ha (trong đó có 500 ha chè giống mới); sản lượng chè búp tươi đạt trên 25.500 tấn.

Cây ăn quả:Thực hiện chỉ đạo của huyện, những năm gần đây, Hội Nông dânhuyện Mộc Châu đã tập trung tuyên truyền hội viên, nông dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Tuyên truyền hội viên, nông dân đẩy mạnh phát triển trồng các loại cây ăn quả có lợi thế như: Mận hậu, nhãn ghép, xoài, bơ, chanh leo, cam vinh, bưởi diễn, bưởi da xanh, hồng giòn...với diện tích tăng bình quân khoảng 800 ha/năm, nâng tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện lên 10.430 ha, tăng 7.479 ha so với năm 2015. Việc định hướng phát triển cây ăn quả phù hợp theo điều kiện tự nhiên của từng vùng nhằm mục tiêu tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây ăn quả trong cơ cấu cây trồng; ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; thay thế diện tích ngô và các loại cây trồng khác trên đất dốc có giá trị kinh tế thấp, ngoài ra còn gắn với việc trồng rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo thu nhập cho người trồng rừng, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong triển khai thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc.

Có thể nói, trong 5 năm qua cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Mộc Châu tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp:

Một là: Nền sản xuất đã chuyển dịch căn bản từ sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hoá quy mô tập trung với nhiều sản phẩm nông sản đặc thù gắn với thương hiệu sản phẩm của cao nguyên Mộc Châu.

Hai là: Từng bước hình thành và phát triển các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh như vùng sản xuất chè, vùng cây ăn quả ôn đới, vùng trồng rau, hoa và khu nông nghiệp công nghệ cao…

Ba là: Cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất đang có sự chuyển đổi rõ nét; chủ trương chuyển đổi diện tích cây lương thực, cây trồng trên đất dốc hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với lợi thế của từng địa phương.

Bốn là: Khoa học kỹ thuật và những tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp đã được hội viên, nông dân tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất; các biện pháp kỹ thuật trong cải tạo đất đai, canh tác trên đất dốc cùng với quá trình đầu tư, thâm canh trong sản xuất được hội viên, nông dân chú trọng áp dụng do đó năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt, an ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo, giá trị sản xuất trên1ha đất canh tác nâng cao, năm 2020 đạt trên 58 triệu đồng /ha, tăng 28 triệu đồng so với năm 2015.

Tình hìnhng dụng công nghệ cao chuyển giao kỹ thuậttrong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, việc ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ phục vụ đời sống và sản xuất trên địa bàn huyện Mộc Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ ngành nông nghiệp luôn phát triển khá tốt và bám sát yêu cầu thực tế. Các mô hình ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, năng suất, và hiệu quả được cải thiện đáng kể.Đặc biệt vấn đề vệ sinh môi trường trong hoạt động nông nghiệp được hội viên, nông dân quan tâm, chú trọng. Người nông dân đã thấy được lợi ích của việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Đến nay toàn huyện đã xây dựng được trên 37 ha nhà lưới, nhà kính và khoảng 270 ha diện tích đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa chủ yếu cho các loại cây: Rau, Hoa, cây ăn quả các loại. Ứng dụng và khai thác có hiệu quả các kỹ thuật tưới tiên tiến như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt phù hợp theo từng loại cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm được nguồn nước tưới. Cung cấp nước cho cây trồng một cách đầy đủ và tiết kiệm, do vậy các sản phẩm sản xuất ra luôn có năng suất, chất lượng và mẫu mã đồng đều, chi phí nhân công chăm sóc cây đã giảm rõ rệt so với canh tác thông thường.

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chuyên sản xuất rau, hoa, quả, chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả cao như đầu tư hệ thống nhà lưới, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước nội bộ, nhà đóng gói, kho lạnh, hệ thống tăng nhiệt, làm mát, tưới phun mua, tưới nhỏ giọt.... , sử dụng kỹ thuật chăm sóc mới, giống cây trồng mới, sử dụng màng che nilon, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, ứng dụng các biện pháp canh tác, đốn tỉa,...

Các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học bước đầu được đánh giá tương đối tốt, giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển theo quy hoạch, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại địa phương, đồng thời góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó sẽ giúp nâng cao năng suất so với sản xuất truyền thống, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho thị trường; đồng thời góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, vì sức khỏe cộng đồng giúp hội viên, nông dân gắn bó lâu dài với sản xuất nông nghiệp.

MC