00:00 Số lượt truy cập: 2637608

Một số chú ý trong chăn nuôi hươu 

Được đăng : 20/04/2019

 

1.     Chuồng trại.

Chọn nơi yên tỉnh, kín đáo, tránh ồn ào, để hươu nghỉ ngơi vì hươu nhút nhát khi có tiếng động lớn hay có người qua lại làm hươu hoảng sợ gây street. Làm chuồng nuôi hươu chắc chắn, cao, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; Chuồng trại làm bằng gỗ, nền 2 đáy để thoát nước tốt, khô ráo, đảm bảo vệ sinh cho hươu khi nuôi.

2.     Chọn giống.

Chọn hươu đực giống.

Chọn những con sinh ra từ cặp bố, mẹ khỏe, đẹp, có nguồn gốc rõ ràng; chọn những con lứa thứ 2 trở đi, khoẻ mạnh, lông mượt, vạm vỡ, trán rộng, bốn chân chắc chắn đều đặn, bộ phận sinh dục phát triển, không dị tật. Hươu bố cho nhung từ 1 - 1,5 kg/năm trở lên.

Chọn hươu cái giống.

Chọn những con sinh ra từ cặp bố, mẹ khỏe, đẹp, có nguồn gốc rõ ràng; chọn những con lứa thứ 2 trở đi, khoẻ mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, bộ phận sinh dục nổi, vú mẩy, đều, bầu vú to. Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi con khoẻ không bị bệnh truyền nhiễm.

3.Thức ăn.

Chuẩn bị nguồn thức ăn dành cho hươu như các loại cỏ tươi, ngô, khoai lang, dây lạc, lá mít, lá xoan, cà rốt, quả chuối xanh các loại.

Thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, bẩn, nấm mốc hươu dễ đau bụng, ngộ độc.

4. Chăm sóc.

Mỗi con chỉ ăn 3 - 4kg cỏ, lá một ngày đêm.

Khi hươu mẹ mang thai cần nhốt riêng và có chế độ chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng, nước uống sạch; đặc biệt bổ sung thực ăn giàu đạm và vi lượng.

Khi hươu đực bắt đầu mọc nhung thì cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn để nhung đạt trọng lượng, chất lượng cao hơn. Khi đó không cho hươu ăn các loại lá thập cẩm nữa mà ăn thức ăn bổ dưỡng hơn như quả chuối, ngô, cà rốt… Đặc biệt, “khi hươu ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng như vậy thì phải cho ăn thêm lá xoan, nếu không có lá xoan trong khẩu phần ăn thì hươu sẽ ăn ít đi khiến cho cơ thể hươu ít được bồi dưỡng hơn, nhung kém hơn”. Cần nhốt riêng những con đang mọc nhung để chăm sóc dễ dàng để đến lúc bắt hươu cắt nhung dễ hơn.

           5.Phòng bệnh.

a. Bệnh tụ huyết trùng:

 Điều trị: Trong trường hợp bụng chướng to cần dùng kim thông hơi từ dạ cỏ ra ngoài, sau đó dùng các loại thuốc sau để điều trị:

 Dùng thuốc tây: Peniciline + Streptomicine + trợ sức: B.complex, B1, ADE, Cafein; kết hợp dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước khoảng 0,5 lít, 70g đường glucoza, 4 gói sâm, 5 túi men tiêu hóa, 15 gam Sunfatmagiê trộn, hòa tan cho hươu uống; sử dụng trong 3 - 4 ngày mỗi ngày 2 - 3 lần

b. Các bệnh khác: Bệnh ký sinh trùng đường máu; bệnh sán lá gan; bệnh viêm phổi: cần báo bác sỹ thú y để thăm khám và điều trị kịp thời.

Chú ý: Khi phát hiện hươu bị đi ngoài, phân lát, cần cho hươu ăn lá xoan, không cho ăn các loại thức ăn khác, đến khi phân hươu khô, kết viên như phân dê thì cho ăn trở lại như bình thường.

 Khi thu hoạch (cắt nhung) cần có kinh nghiệm hoặc phải học hỏi để tiến hành cắt nhung hươu đảm bảo đúng kỹ thuật tránh làm cho hươu mất nhiều máu, nhiễm trùng vết cắt, nhanh hồi phục sức khỏe. Cắt nhung đúng tuổi, để đảm bảo số lương, chất lượng cao, bảo quản nhung tốt để có giá bán cao.

Đối với hươu mẹ khi sinh con và nuôi con bằng sữa cần nhốt riêng và cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, cho uống đủ nước để đảm bảo đủ sữa cho con bú; cần tách hươu con tập cho ăn sớm, tách mẹ để hươu mẹ sớm động dục trở lại.

P.Loan