00:00 Số lượt truy cập: 2638193

Một số kết quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2016 - 2019) 

Được đăng : 11/06/2020

 

 

Phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội Nông dân trong các phong trào ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hng năm, Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong trào tới đông đảo cán bộ, hội viên nông dân; vận động các hộ hội viên tích cực tham gia thực hiện phong trào; tổ chức cho hội viên đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp theo Quy định số 944-QĐ/HNDTW ngày 04/09/2014 của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng thời giao chỉ tiêu thi đua cho các cấp Hội. Có 100% cơ sở Hội triển khai đến hội viên nông dân bằng nhiều hình thức với nội dung cụ thể thiết thực như: thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chi Hội, sinh hoạt câu lạc bộ, các buổi toạ đàm kỷ niệm ngày thành Hội Nông dân Việt Nam… để hướng dẫn hội viên nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh, Cổng thông tin điện tử… tuyên truyền nội dung phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tới mọi tầng lớp nhân dân, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề dịch vụ, chế biến, tổ chức cho nông dân tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm. Hội Nông dân tỉnh phát hành cuốn Bản tin nông dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát hành cuốn Thông tin Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể gửi đến các cơ sở Hội và chi hội làm tài liệu học tập và sinh hoạt cho hội viên, phổ biến các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Phối hợp với các ban của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, hằng năm tổ chức, triển khai xây dựng các mô hình, dự án về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tập thể, như: dự án “hỗ trợ nông dân thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất”; “Xây dựng mô hình nhà tiêu khô hai ngăn sinh thái bảo vệ môi trường”; Dự án Hỗ trợ phát triển rừng và trang trại… Qua đó đã thu hút được hàng trăm lượt hội viên nông dân tham gia, tổ chức được hàng chục lớp tập huấn kiến thức về kỹ thuật thu gom, phân loại xử lý rác thải, ứng dụng khoa học trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến. Sau khóa tập huấn các hội viên nông dân là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.Các cấp Hội đã tích cực tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền cùng cấp xây dựng phát triển tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đang quản lý là 21,689 tỷ đồng, đã có trên 50 mô hình dự án được thực hiện với 579 hộ vay. Nhiều dự án cho vay có hiệu quả cao, nông dân mở rộng quy mô sản xuất, có thêm nguồn thu nhập ổn định cuộc sống và được nhân rộng. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp cho hội viên nông dân có vốn kịp thời đầu tư cho sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, nhờ đó nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay tổng dư nợ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác qua tổ chức Hội Nông dân đạt 580,38 tỷ đồng/12.942 hộ vay/478 Tổ TK&VV. Nguồn vốn 120 giải quyết việc làm 920 triệu cho 25 hộ vay. Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ. Tổng dư nợ vốn vay đạt 100,16 tỷ đồng/1.332 hộ vay/89 Tổ TK&VV.Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, SKhoa học công nghệ, các ngành, đoàn thể…tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới đông đảo hội viên nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, kỹ thuật chế biến và ủ chua thức ăn, bảo quản sau thu hoạch, bảo vệ thực vật...được 2.856 lớp với 192.259 lượt hội viên tham gia, từ đó giúp cho hội viên nông dân nâng cao kỹ thuật, trình độ canh tác.Phối hợp Liên minh Hợp tác xã: Vận động, tuyên truyền hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định 151, các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Đến nay, các cấp Hội đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn thành lập được 26 HTX/287 thành viên tham gia và thành lập được 75 tổ hợp tác/1.164 thành viên tham gia.Hội Nông dân các cấp đã liên kết phối hợp với các doanh nghiệp, cửa hàng vật tư ký kết hợp đồng ứng trước vật tư theo hình thức trả chậm cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất được trên 4.355 tấn phân bón các loại,4,48 tấn giống lúa, ngô; 30 tấn cá giống, 10.191 con giống và 76.964 cây giống các loại. Phối hợp triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay đã có 37 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.

Thông qua công tác phối hợp với các ngành, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã nhận được sự quan tâm phối hợp và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nông dân.

Những kết quả nổi bật của phong trào

Được sự quan tâm chỉ đạo của TW Hội Nông dân Việt Nam, của Tỉnh uỷ Bắc Kạn và sự tạo điều kiện của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất; các ngành, đoàn thể, UBND các cấp tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân hiểu và tiếp cận các chính sách hỗ trợ. Do vậy, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục được duy trì và phát triển, có nhiều hộ nông dân nêu cao ý chí vượt mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hộ nghèo phấn đấu thoát nghèo, hộ giàu phấn đấu ngày càng giàu thêm, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập cao, nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi học hỏi, đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con cho thu nhập cao như: chăn nuôi lợn, chăn nuôi rắn, nuôi trâu bò vỗ béo, nuôi ngựa, trồng cây ăn quả, kinh doanh dịch vụ…

Trong giai đoạn 2016 -2019 có tổng số 46.917 lượt hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó số hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi là 13.767 (Bình quân hằng năm có 11.729 hộ đăng ký, chiếm 23,7% so với tổng số hội viên; số hộ đạt sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp là 4.589 hộ, chiếm 39% số hộ đăng ký).

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn

Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tích cựcgóp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chuyển đổi diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn đã tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khuyến khích nông dân phát triển kinh tế, mở rộng quy mô trong sản xuất nông - lâm - ngư­­ nghiệp và dịch vụ. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư về lao động, tiền vốn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như: mô hình nuôi lợn siêu nạc, mô hình nuôi gà an toàn sinh học, trồng cây ăn quả, cây rau màu, nuôi vịt thương phẩm, nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi rắn hổ mang, trồng rừng và chế biến lâm sản,… đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ phong trào, đến nay các mô hình đã được nhân rộng và tạo thành vùng sản xuất hàng hóa như: Cam quýt ở Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong (Bạch Thông), Rã Bản, Phương Viên, Đông Viên (Chợ Đồn); Hồng không hạt ở Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn; Dong riềng ở Na Rì, Ba Bể; thuốc lá ở Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới; mía ở Cao Kỳ (Chợ Mới), Bí xanh thơm ở Ba Bể, vùng nghệ ở Pác Nặm... Đã có 04 Sản phẩm được “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểudo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững phát triển đã tạo ra nhu cầu hợp tác để phát triển, không chỉ hợp tác giữa nông dân với nông dân mà còn mở ra liên kết "6 nhà": nhà n­­ước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Ngân hàng và nhà phân phối. Phong trào đã thúc đẩy nhu cầu hợp tác của người nông dân. Hội viên nông dân đã tích cực tham gia thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay toàn tỉnh có 123 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp; có 122 tổ hợp tác, trong đó có 101 tổ hợp tác có xác nhận của địa phương. Trong đó, Hội Nông dân các cấp đã tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập được 26 HTX/287 thành viên. Các hợp tác xã đã tích cực tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng tìm kiếm thị trường quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản do hội viên nông dân sản xuất. Nhiều cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã là những sáng lập viên, là thành viên tích cực trong việc vận động thành lập và tổ chức các hoạt động của hợp tác xã.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Mặc dù gặp nhiều bất lợi như: lũ lụt, rét đậm, rét hại, dịch bệnh,... nhưng sản xuất nông nghiệp những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến; chăn nuôi có bước phát triển theo hướng gia trại, trang trại. Đến năm 2018, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 179.810 tấn, bằng 103% kế hoạch, lương thực bình quân đầu người đạt 553kg (năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt là 185.000 tấn, lương thực bình quân đầu người 600kg). Đã có 02 sản phẩm lúa chất lượng được chứng nhận nhãn hiệu tập thể và bước đầu có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và tổ chức sản xuất theo hợp tác xã. Các sản phẩm cây trồng chủ lực của địa phương như: Cây cam, quýt toàn tỉnh có 3.200 ha, sản lượng bình quân đạt 16.000 tấn/năm; cây dong riềng diện tích trung bình đạt 1.000 ha, sản lượng miến hàng năm đạt trên 1.000 tấn; cây chè diện tích hiện có 2.100 ha, sản lượng đạt 8.000tấn; cây rau diện tích hiện có khoảng 2.000 ha, sản lượng bình quân đạt 20.000 tấn.Tính đến tháng 9 năm 2019, tổng đàn đại gia súc là 67.200 con, đàn lợn 132.000 con, đàn gia cầm 1,55 triệu con. Đàn gia súc, gia cầm giảm so với năm 2016 là do diện tích chăn thả bị thu hẹp, giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là dịch Tả lợn Châu Phi nên người dân chậm tái đàn. Hiện nay toàn tỉnh có 12 trang trại và gần 800 gia trại. Bên cạnh đó, phong trào còn góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Phong trào đã thôi thúc nông dân tích cực học hỏi, nâng cao kiến thức và tạo điều kiện cho con em mình tham gia học tập phát triển tài năng; hăng hái tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm nâng cao chất l­­ượng cuộc sống.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Phong trào đã có sức thu hút và tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn giữa tổ chức Hội với hội viên, nông dân, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã có bước phát triển cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ kết quả phong trào thi đua, cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đã đánh giá cao vai trò trung tâm nòng cốt của Hội Nông dân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”.

VK.