00:00 Số lượt truy cập: 2683764

Một số kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân với Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng (Giai đoạn 2016-2020) 

Được đăng : 29/09/2020

 

 Nhằm giúp cho hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân nhận thức đúng về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội; quán triệt chính sách của Nhà nước đối với KH&CN, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, hai đơn vị đã phối hợp tuyên truyền kết quả của các đề tài, dự án; sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua việc thực hiện chuyên mục truyền hình thông tin KH&CN phát hình trên Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng; đăng các tin, bàitrên Trang thông tin điện tử và Tờ thông tin KH&CN của Sở KH&CN đến các cấp, các ngành, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp, các nhà khoa học,... trong và ngoài tỉnh như: Kết quả của 11 đề tài, dự án đã nghiệm thu, xuất bản 05 Tờ thông tin KH&CN, thực hiện 25 chuyên mục truyền hình về KH&CN phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng,...- Tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền chính sách, pháp luật về đổi mới công nghệ, thiết bị, sở hữu công nghiệp, có 50 đại biểu tham dự (trong đó, 29 đại biểu là doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã); lớp đào tạo “Nhận diện và khái quát thẩm định giá tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp”, có 27 Hội viên, nông dân dự. Hướng dẫn 60 tổ chức, cá nhân nông dân các nội dung liên quan đến sở hữu công nghiệp, năng suất, chất lượng sản phẩm; giới thiệu doanh nghiệp chủ sở hữu là nông dân tham gia Chương trình Vườn ươm khởi nghiệp và sáng tạo CIT–Lotus Hub.

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nông dân ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; về sở hữu trí tuệ, năng suất, chất lượng sản phẩm, hai ngành đã phối hợp triển khai một số nội dung sau:

- Quản lý việc triển khai dự án “Tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm bào ngư (Pleurotus sp.) ở tỉnh Sóc Trăng” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 (Chương trình Nông thôn miền núi) do Công ty TNHH Một thành viên Thiên Vạn Tường chủ trì thực hiện. Đến nay, đơn vị chủ trì đã tiếp nhận việc chuyển giao quy trình phân lập giống bào ngư, quy trình sản xuất giống nấm, quy trình xử lý nguồn phế phẩm nông nghiệp dùng cho sản xuất nấm; cải tạo và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc nấm cho 203 lượt nông dân; đào tạo được 05 kỹ thuật viên tiếp nhận các quy trình sản xuất giống và xử lý nguồn phế phẩm nông nghiệp dùng cho sản xuất nấm và 05 kỹ thuật viên tiếp nhận các quy trình bảo quản, chế biến các loại nấm bào ngư; xây dựng 30 điểm mô hình nuôi trồng nấm bào ngư phân tán trong dân ở huyện Kế Sách, Châu Thành và mô hình trồng nấm bào ngư tập trung tại Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường. Đồng thời, quản lý việc triển khai 13 đề tài, dự án cấp tỉnh với tổng kinh phí thực hiện là 21.345.757.084 đồng (trong đó, kinh phí sự nghiệp KH&CN là 17.826.528.184 đồng, kinh phí khác là 3.519.228.900 đồng) nhằm chuyển giao các tiến bộ KH&CN cho nông dân ứng dụng vào sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Sóc Trăng về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; các chương trình quốc gia về KH&CN, Chương trình KH&CN phục vụ phát triển nông thôn mới; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020.

- Ngoài ra, hai ngành phối hợp hướng dẫn nông dân triển khai xây dựng một số mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản như: Xây dựng vùng rau an toàn theo hướng VietGAP ở thành phố Sóc Trăng; mô hình VietGAP trên cây mãng cầu gai, trồng màu trong nhà lưới, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở thị xã Ngã Năm; mô hình nuôi Artemia thâm canh kết hợp thu sinh khối, tại Hợp tác xã muối - tôm - Artemia, trồng rau bằng phương pháp thủy canh ở thị xã Vĩnh Châu; mô hình phun khói tự động xua đuổi côn trùng trên cây nhãn Ido, nuôi gà trên đệm lót sinh học ở huyện Cù Lao Dung; mô hình phòng trừ ruồi đục trái, sạ thưa bằng máy phun đa năng, nuôi bò thịt ở huyện Kế Sách; mô hình trồng hoa cúc cắt cành, trồng bơ sáp 034 ở huyện Long Phú; mô hình sản xuất theo hướng VietGAP trên cây cam xoàn ở huyện Mỹ Tú; mô hình công nghệ sinh thái trên lúa đặc sản, nuôi tôm càng xanh trên vùng đất chuyển đổi ở huyện Mỹ Xuyên; mô hình trồng táo trong nhà lưới, nuôi ong lấy mật ở huyện Châu Thành; mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở huyện Trần Đề; mô hình chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi dê sinh sản, trồng rau bằng phân hữu cơ trong nhà lưới ở huyện Thạnh Trị...

                                                                                            Chu Hương