00:00 Số lượt truy cập: 2662776

Một số vấn đề việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26 Hội nghị Trung ương 7 khóa X về Tam nông của nước ta. 

Được đăng : 11/06/2019

 

Để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa cần phải có các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và các cơ qua hữu quan, khơi dậy sức mạnh tự thân của người nông dân với vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp, trong đó cần chú trọng mộ số vấn đề sau:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Trong đó cần tập trung hình thành và phát triển vùng sản xuất nông nghiêp hàng hóa với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Việt Nam hoặc Việt Nam có lợi thế so sánh với 3 trục sản phẩm chính: sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng miền, sản phẩm làng xã (thôn, bản), có năng xuất, chất lượng cao, có sức cạnh tranh và giá trị tăng cao (qua chế biến và chế biến sâu) nhằm nâng tỷ trọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu, dii đôi với bảo vệ môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Khuyến khích tập trung ruộng đất và quy hoạch phát triển vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường”. Ưu tiên phát triển doanh nghiệp nông nghiệp với phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện từng vung; áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế viến nâng cao giá trị gia tăng trong nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Thứ hai, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân như tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đẩng: “Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện đẻ nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; họ chính là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, cần khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; dồng thời bảo đảm đến những quyền lợi chính đáng của họ. Vai trò chr thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thể hiện ở chỗ: trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới: xây dựng và gìn giữ đời sống văn hóa – xã hội, môi trường ở nông thôn; đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở nông thôn, hệ thống chính trị cơ sở.

Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khao học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc XĐGN làm giàu hợp pháp.

Thứ ba, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh giàu đẹp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nhằm khắc phục những hạn chế bấp cập trong phát triển nông thôn nước ta hiện nay. Khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn cụ thể, vững chắc trong từng gia đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tạo môi trường thuận lợi đẻ khai thác khả năng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động.

Tiếp tục thực hiện tốt cơ cấu ngành nông nghiệp:

Một là, kiên trì thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển các sản phẩm chủ lực.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện tích tụ ruộng đất, làm tốt các công tác quy hoạch, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản.

Ba là, xây dựng thương hiệu sản phẩm; tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

Bốn là, phát triển công nghiệp sản xuất nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp theo tư duy công nghiệp), nâng cao năng xuất, chất lượng; chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang thành vùng sản xuất hàng hóa lớn,.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, quỹ tín dungjcar về số lượng, hạn mức vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, để thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, ưu tiên doanh nghiệp tại chỗ, nhất là vùng biên giới và hải đảo.

Sáu là, phât triển HTXvaf hình thành mạng lưới liên kết với HTX, Hội Nông dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao hơn điều kiện sống của người dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường cả cải cahs thông lệ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đặc điểm sản xuất nông lâm ngư nghiệp, như cho vay chuỗi phát triển giá trị nông sản, cho vay nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển vốn rừng. Huy động nguồn lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ.

Bảy là, Nhà nước hỗ trợ các chương trình “mỗi xã một sản phẩm” dựa trên thế mạnh của các sản phẩm đặc thù, sản phẩm chủ lực và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, phát triển mạnh công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn, trong đó vai trò của doanh nghiệp là trọng tâm để hướng dẫn nông dân tổ cssanr xuất thông qua mô hình HTX kiểu mới, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến nhu cầu của thị trường. Khuyến khích tăng cường các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với quy mô năng xuất, chất lượng ngày càng cao, an toàn thực phẩm được coi trọng. Ngoài ra các cấp chính quyền cần thực hiện nghiêm túc, quyết liệt những chính sách, chương trình hành động phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ban hành./.

Văn Hùng