00:00 Số lượt truy cập: 2669121

Thái Nguyên: Mô hình trồng rừng phát triển kinh tế rừng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương 

Được đăng : 18/11/2019

rung-thai-nguyen-yen-do


Chăm sóc vườn cây keo giống

Xã Yên Đổ là một xã miền núi, nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên 3561,14 ha, cách trung tâm huyện 8 km, cách Thành Phố Thái Nguyên 30km, có ngã ba (km31) có đường Quốc lộ 3 và 3C đi ATK Định Hóa, rất thích hợp cho việc giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa với các vùng khác, là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội như; Quỹ đất dồi dào ổn định, có nguồn nhân lực, nguồn nước tốt. Là xã trung du miền núi. Đất đai phong phú đa dạng cho phép tổ chức các loại hình sản xuất như chế biến nông lâm sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Khí hậu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông lâm nhưng Yên Đổ vẫn phải chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do khí hậu có sự biến động lớn nên hàng năm thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài, từ đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất Nông – Lâm nghiệp.

 

Từ những năm 1990 xã Yên Đổ đã được Nhà nước đầu tư các dự án trồng rừng, nhưng đất rùng của nhân dân thì nhiều mà số lượng cây giống còn ít không đủ đáp ứng do vậy đến năm 1995 đã có 01 hộ tự tìm tòi học tập và xây dựng vườn ươm cây giống nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng, đến năm 2001 nhà nước cấp phép cho nhân dân mở kinh doanh chế biến lâm sản, các xưởng chế biến lâm sản bắt đầu được xây dựng, thấy được hiệu quả kinh tế từ phát triển kinh tế rừng đến năm 2002  có thêm 1 số hộ xây dựng vườn ươm từ đó diện tích rừng tăng lên.

 

Đến năm 2012 Hội Nông dân xã nhận thấy các hộ ươm cây giống đem lại thu nhập khá nhân dân tiếp tục mở thêm nhiều vườn ươm nữa do chưa có kinh nghiệm nhiều hộ đã thất bại, để giúp nông dân phát triển sản xuất bền vững, có kỹ thuật Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Yên Đổ họp bàn với các hộ tìm hướng giải quyết rồi đi đến thống nhất là phải thành lập Tổ hợp tác để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, sau đó xin ý kiến của lãnh đạo Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã và xin ý kiến của Hội Nông dân huyện và được chấp thuận cho thành lập Tổ hợp tác ươm giống cây rừng và trồng rừng. Hội Nông dân các cấp đá phối hợp với ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về ươm giống cây lâm nghiệp và trồng rừng sản xuất cho các hộ trong Tổ hợp tác, đồng thời hỗ trợ Tổ hợp tác kết nối với các địa phương để tiêu thụ cây giống và các  doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tiêu thụ gỗ rừng trồng.

 

Đến năm 2019 Tổ hợp tác đã sản xuất cây giống lâm nghiệp chủ yếu là giống keo lai cung cấp cho các vùng với sản lượng 500 vạn cây , liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo việc làm thường xuyên cho 45 lao động và trên 50 lao động thời vụ có thu nhập từ 4 đến 7 triệu đồng trên tháng, từ khi thành lập đến nay đã giúp được 5 hộ thoát nghèo.  

Văn Hùng - AT