00:00 Số lượt truy cập: 2667842

Tỷ phú giàu lòng nhân ái trên vùng đất Trảng Bom 

Được đăng : 04/11/2019

 

Năm 2009 được sự quan tâm của chính quyền địa phương, UBND huyện Trảng Bom chỉ ra hướng đi mới, gia đình ông Đoàn Trung Ngọc - UVBCH Hội Nông dân xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và một số hộ dân được huyện chọn tham gia dự án trồng cây thanh long ruột đỏ trên vùng đất Trảng Bom, tôi đã mạnh dạn phá bỏ 1,5 ha vườn tạp để trồng cây thanh long ruột đỏ, tổng chi phí đầu tư trồng trụ và cây giống là 150 triệu đồng, trong đó được tỉnh, huyện hỗ trợ 100 triệu đồng. Sau thời gian trồng, chăm sóc tôi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cây Thanh long cho năng suất, chất lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, được Hội nông dân huyện cho đi tập huấn, tham quan học tập một số mô hình sản xuất tiêu biểu, tôi đã mạnh dạn cải tạo đào ao thả cá, nuôi heo rừng. Sau hơn 2 năm trồng thanh long ruột đỏ, thả cá, nuôi heo số tiền lãi ròng thu được hàng năm của gia đình ông là trên 1 tỷ đồng.

Ông kể nhận thấy được hiệu quả từ mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa, gia đình tôi quyết định mở rộng thêm 2 ha thanh long ruột đỏ, cuối năm 2011 tôi đã đầu tư gần 1 km đường điện hạ thế vào vườn trồng thanh long tại ấp Hưng Bình xã Hưng Thịnh với kinh phí đầu tư 100 triệu đồng, sau khi có đường điện hạ thế tôi cho các hộ dân xung quanh sử dụng lưới điện không thu tiền hạ thế. Để phát huy nội lực và đảm bảo ổn định nguồn hàng, năm 2014 tôi đã mạnh dạn mua thêm 4 ha đất tại khu vực suối Dâu xã Tây Hòa, trồng thêm 5 ngàn gốc thanh long, và vận động các hộ dân có đất dọc 2 bên đường khu vực suối Dâu hiến đất mở rộng, nâng cấp 1,5 km đường giao thông nông thôn khang trang, sạch sẽ. Cùng song hành với làm đường đã kéo 1,5 km đường điện hạ thế với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng để phục vụ tưới tiêu và cho nhân dân dùng điện không thu phí đầu tư hạ thế. Hiện nay gia đình ông có 8 ha thanh long ruột đỏ, thu nhập hàng năm sau trừ chi phí lãi 2 tỷ đồng. Ngoài sản xuất, gia đình tôi còn tổ chức dịch vụ câu cá giải trí để tăng thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã, thu nhập từ dịch vụ này cũng khá và đây là hướng đi mới. Tổng thu nhập của gia đình sau trừ chi phí đạt từ 2 - 2,5 tỷ đồng/năm. Tại thời điểm này gia đình đã tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 20 lao động, với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

Được sự quan tâm của Hội nông dân huyện, xã và UBND xã Hưng Thịnh đã hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác thanh long ruột đỏ, được sự tín nhiệm của bà con nhân dân đã bầu tôi làm tổ trưởng tổ hợp tác thanh long ruột đỏ xã Hưng Thịnh. Tổ hợp tác được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả với 16 thành viên, diện tích 20 ha, mục đích của tổ hợp tác là nhằm liên kết giữa các hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ tại địa phương để tạo ra sản phẩm hàng hóa, chất lượng với số lượng lớn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trao đổi thông tin về thị trường, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất và tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. Kết quả hoạt động của tổ hợp tác từ năm 2012 đến nay diện tích cây thanh long được tăng lên từ 16ha khi thành lập, đến nay đã tăng lên 30ha, trong đó diện tích đang cho thu hoạch là 17 ha.

Ông và gia đình luôn gương mẫu thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân đã giúp đỡ cho các hộ trồng thanh long 10.000 hom giống thanh long không lấy tiền và bán trả chậm 80.000 hom giống trị giá 320 triệu đồng. Cùng chung sức với địa phương xây dựng nông thôn mới, gia đình đã hiến hơn 1.000m2 đất để làm đường giao thông nông thôn.

Văn Hùng - VA