00:00 Số lượt truy cập: 2675903

Ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học vào mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi 

Được đăng : 10/05/2023
Chăn nuôi tuần hoàn là hoạt động sản xuất không chất thải, không phế phẩm; ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học để xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường.

tong-hop

Ảnh minh họa


Quy trình chuồng trại được đầu tư hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín, con giống được lai tạo, tuyển chọn chất lượng...là những ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi đã và đang được doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi đẩy mạnh áp dụng nhằm nâng cao sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần chăn nuôi bền vững. Đ
ây sẽ là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi nước nhà phát triển bền vững trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nguồn tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Thời gian qua nhiều địa phương trên cả nước đã áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn từ sản xuất thức ăn, trang trại, thực phẩm và phân bón hữu cơ (hệ thống chăn nuôi tuần hoàn 4F) khá hiệu quả. Hiện nay nhiều địa phương chăn nuôi chủ động hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thời gian nuôi từ khi tách đàn kéo dài khoảng 7 tháng, mỗi con lợn đạt trọng lượng trung bình hơn 100 kg/con, đem lại lợi nhuận khá cao, giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định. Sử dụng ứng công nghệ cao; tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như ứng dụng công nghệ vào chuồng kín, máng ăn uống tự động, đệm lót sinh học sử dụng công nghệ xử lý chất thải..đã góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, nhiều năm qua nhiều địa phương đã khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao. Để duy trì đàn vật nuôi, các địa phương đã đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển nguồn giống như: Thụ tinh nhân tạo, lưu trữ, bảo vệ nguồn ghen, tổ chức tốt việc quản lý đàn lợn giống cấp bố mẹ, đàn bò cái đủ tiêu chuẩn đủ tiêu chuẩn để sản xuất giống thương phẩm phục vụ sản xuất. Ứng dụng hoa học kỹ thuật để quản lý nhân giống và sản xuất trứng, phát triển bền vững giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa. Các biện pháp khoa học kỹ thuật về giống đã hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp này đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 – 30%

ng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học vào mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, để hướng dẫn người chăn nuôi hiểu biết đầy đủ hơn những kỹ thuật chăn nuôi góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế ô nhiễm môi trường, áp dụng công nghệ sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn hỗn hợp, giúp phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn (dịch tả lợn châu Phi, tiêu chảy), giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Áp dụng quy trình chăn nuôi tuần hoàn khép kín (sử dụng toàn bộ phụ phẩm nông nghiệp kết hợp men vi sinh làm đệm lót sinh học cho vật nuôi), góp phần phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp tại các địa phương nêu trên.

Nhiều trang trại quy mô lớn đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như chuồng kín, máng ăn, uống tự động, sử dụng công nghệ xử lý chất thải nhằm hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, hầu hết các trang trại chăn nuôi đã áp dụng mô hình đệm lót sinh học, xây dựng hầm biogas, hệ thống xả thải.

Tuy đạt được một số kết quả khả quan, hiện nay việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn như: Nhiều phụ phẩm nông nghiệp chưa được tái sử dụng tại địa phương, vẫn còn tình trạng lãng phí các phụ phẩm cây trồng, chất thải vật nuôi. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vai trò, lợi ích, bản chất của phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi chưa đầy đủ. Nhiều hộ tham gia vẫn theo thói quen, kinh nghiệm đã có nên khi tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật còn hạn chế.

Xây dựng thêm các mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái: trồng trọt - chăn nuôi, sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi và sử dụng hiệu quả các phụ phẩm chăn nuôi, cung cấp hữu cơ cho trồng trọt. Khuyến khích các mô hình trồng trọt - chăn nuôi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển các mô hình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi kinh tế tuần hoàn, các mô hình liên kết hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, hạn chế sử dụng kháng sinh; tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để nâng cao nhận thức của người dân về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, hiệu quả và lợi ích mà các mô hình mang lại. Bảo vệ môi trường, thúc đẩy chăn nuôi phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Chu Hương