Rau sạch: vùng trọng điểm cũng chẳng an toàn
An toàn vệ sinh thực phẩm đang ở mức “báo động đỏ”- đây cũng là cảnh báo của nhiều chuyên gia tại một hội thảo về an toàn vệ sinh thực phẩm mới đây.
Theo TS Lê Doãn Diên, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực- Thực phẩm Việt Nam: Đất và nước ở các vùng trọng điểm trồng rau ở ngoại thành các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… đang bị “tấn công” do nồng độ hoá chất bảo vệ thực vật và lượng phân bón quá nhiều.
Tại những vùng trọng điểm rau quả, dư lượng hoá chất đều cao hơn rất nhiều so với các vùng trồng lúa |
Tại những vùng trọng điểm rau quả, dư lượng hoá chất đều cao hơn rất nhiều so với các vùng trồng lúa. Không chỉ thế, ô nhiễm môi trường, đất và nước của các vùng rau trọng điểm đều ở mức cao hơn nhiều lần so với vùng trồng lúa, vượt quá mức cho phép tiêu chuẩn của Việt
Ngay cả các vùng trồng nho ở Ninh Thuận, lượng phân đạm hoá chất được sử dụng cũng quá lớn, khiến nồng độ tồn dư vượt mức cho phép.
“Sở dĩ có hiện tượng này do người nông dân chưa ý thức đầy đủ mà sử dụng quá nhiều hoá chất bảo vệ thực vật”- TS Diên cho biết.
Việc chạy theo lợi nhuận cũng là nguyên nhân dẫn tới việc “thừa mứa” dư lượng hoá chất trong rau quả.
Không chỉ lạm dụng phân bón hoá học, các loại phân bón tự nhiên cũng được dùng khá bừa bãi và thiếu khoa học. Tại nhiều nơi, đặc biệt là các vùng trồng rau ngoại vi các thành phố lớn, nước tưới rau chủ yếu là nước thải từ các dòng sông ô nhiễm. Những vùng rau bẩn tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã được báo chí phát hiện vẫn ung dung tồn tại. Kết quả một cuộc kiểm tra nhỏ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đây cho thấy, nước tưới rau của các vùng trọng điểm như phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai) hay Thanh Trì, vẫn chỉ là dòng nước đen của con sông Tô Lịch hoặc các loại nước thải khác.
Việc sử dụng “phân chuồng tươi” lượng lớn, không đúng kỹ thuật cũng dẫn tới dư thừa lượng fecal coliform. Kết quả là tất cả các loại rau thông thường hiện nay như su hào, rau muống, rau cải đều có nồng độ nitrate và fecal coliform vượt quá mức cho phép.
Thiếu tiêu chuẩn, thừa “quản lý”
Hàng loạt những vụ ngộ độc thương tâm liên quan đến thực phẩm đang khiến người tiêu dùng hoang mang, lúng túng khi lựa chọn thực phẩm an toàn. Song ngay cả siêu thị và hệ thống điểm bán rau sạch cũng không đạt chuẩn khi hàng loạt vụ tai tiếng về “rau sạch giả” không rõ nguồn gốc mới được khui ra- ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chia sẻ.
Ngay cả rau bán trong siêu thị cũng không thể khẳng định 100% là rau sạch (Ảnh: T.Xuân) |
Vấn đề là việc kiểm soát chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm vẫn chưa chặt chẽ. Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã ban bố nhiều tiêu chuẩn song chưa đầy đủ và toàn diện. Một dự thảo về an toàn thực phẩm cũng đang được trình Quốc hội xem xét phê duyệt. Song theo ông Lê Doãn Diên, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ và triệt để, từ chủ trương chính sách tới các giải pháp có tính kinh tế xã hội và khoa học công nghệ.
“Một cơ chế quản lý chuỗi thực phẩm theo phương châm từ cái cày đến cái đĩa, nhằm đảm bảo mỗi loại thực phẩm đều có hộ chiếu, lý lịch rõ ràng, vừa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh vừa đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng, là điều cần làm”- ông Diên khuyến nghị.
“Đánh” vào ý thức của người trồng rau là cần thiết, song nếu không có mức xử phạt nghiêm khắc, rất khó để “răn đe” họ không tái phạm- ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng góp ý kiến.
Một thực tế là việc xử lý cảnh cáo mang tính hành chính chưa tạo được độ “rắn” cần thiết với người sản xuất. “Nếu đánh nặng vào kinh tế, có thể các hộ trồng rau sẽ là người chấp hành nghiêm túc đầu tiên.”
Song một băn khoăn cũng được nhiều chuyên gia đưa ra là sự chồng chéo trong quản lý hiện nay, nếu không có hướng giải quyết triệt để sẽ là khó khăn không nhỏ. Các tiêu chuẩn chất lượng của Việt
“Nhiều cơ quan quản lý, nhưng quả bóng trách nhiệm lúc nào cũng bị đưa đẩy khắp nơi. Dẫn tới một vụ việc có khi ứ đọng hàng năm không giải quyết được. Kết quả chỉ người tiêu dùng là chịu thiệt, khi không biết đâu là hàng sạch, ai kiểm định? Éo le của người tiêu dùng Việt
Không chỉ cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ và phù hợp WTO, việc phân trách nhiệm chính cho một cơ quan chủ quản cũng là điều cần làm, để người tiêu dùng không “đơn thương độc mã” trong “cuộc chiến” an toàn thực phẩm./.