Khác với mọi năm, Đồng bằng sông Cửu Long đang xảy ra tình trạng thương lái tranh mua mía nguyên liệu vào thời điểm đầu vụ, khiến giá mía cây bị đẩy lên cao.
Cả tuần nay thị trường hạt cao cao liên tục tăng chóng mặt, hiện đang ở mức 51.000 – 52.000 đồng/kg. Trái chín còn treo lủng lẳng trên cây đã được thương lái hỏi mua với giá trên 4.000 đồng/kg. Với giá này người trồng thu lợi nhuận khoảng 150.000 đồng cây ca cao/năm. Thật không gì lãi bằng.
Bây giờ nông dân vùng ven biển Bán đảo Cà Mau xem mô hình lúa – tôm là cứu cánh chính để vực lại kinh tế nông hộ. Điểm nhấn của mô hình lúa - tôm là không chỉ giúp người dân no cái bụng mà còn thu lợi nhuận cao từ một cây và một con. Hiệu quả kinh tế đã rõ nhưng việc phát triển “thần tốc” thì yếu tố bền vững đang làm đau đầu lãnh đạo địa phương.
Ngày 25-10, ông Lê Chí Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cho biết hiện nay giá cá tra loại 1 đã tăng từ 14.800 đồng lên 15.200 đồng/kg . Với giá này người nuôi vẫn chưa có lời.
Ngày 27-10, ông Lê Văn Sơn - phó chủ nhiệm HTX vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) - cho biết hiện hầu hết các loại rau quả tăng giá rất cao nhưng vẫn tiêu thụ mạnh.
So với sáu tháng đầu năm 2009, giá tiêu xuất khẩu hiện đã tăng thêm khoảng 1.000 USD/tấn. Thế nhưng lượng tiêu xuất khẩu trong nước không còn. Một lần nữa, bài học thua thiệt từ khâu dự báo, dự trữ trong ngành nông sản đã lặp lại.
Người ta nói nhiều đến vai trò then chốt trong sản xuất hàng hóa nông – thủy sản ĐBSCL có tính chất “vựa” như: vựa lúa gạo, vựa thủy sản, vựa trái cây… ĐBSCL cũng là nơi nuôi gia súc gia cầm mạnh trong cả nước. Tuy nhiên, sản lượng chưa đi liền với thương hiệu. Những kẻ làm ăn gian lận vẫn bán hàng không đảm bảo chất lượng, khiến giá nông sản của “vựa” trồi sụt như con nước…
Ngày 18-11, ông Lê Văn Sơn, chủ nhiệm HTX vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), cho biết nhiều loại trái cây hiện nay tiếp tục tăng giá.
Ông Phan Văn Hiếu - chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành (Cái Mơn), huyện Chợ Lách, Bến Tre - cho biết kiểng mai vàng cho Tết Canh Dần 2010 tiêu thụ rất chậm.
Tỷ giá ngoại tệ tăng tác động tới tâm lý giới kinh doanh phân bón, cùng với giá lúa cao trong tháng 11 và các nguyên nhân khác, đã kích hoạt cơn sốt giá phân bón trên thị trường trong hơn 2 tuần qua, bất chấp nguồn cung phân bón trong nước dư thừa so với nhu cầu vụ sản xuất lúa đông xuân.