Kẽm và sức khoẻ của bạn
Được đăng : 03/11/2016
Là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tham gia vào nhiều phản ứng men và đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein, glucid, lipid, kẽm đã trở thành một phần không thể thiếu với sức khoẻ của bạn.
“Điều diệu kỳ” mang tên Kẽm
Bạn có biết rằng nếu thiếu kẽm, có thể bạn sẽ bị chậm phát triển, gặp bất thường về trưởng thành sinh dục, rối loạn sở thích, gây nên các vấn đề về miễn dịch, da, sẹo lâu lành.
Kẽm cũng là 1 chất chống oxy hóa và dự phòng tác động gây độc của các chất tự do vì vậy kẽm có tác dụng chống lão hóa, đặc biệt là lão hóa da. Do đó, sử dụng kẽm là cách hiệu quả để bạn giữ làn da tươi trẻ.
Bạn bị trứng cá và trứng cá viêm? Hãy tìm đến kẽm! Với tác dụng chống viêm, có tác dụng tương đương tetracyclinnhư và kháng sinh kẽm có tác dụng quan trọng trong điều trị trứng cá.
Hơn nữa, kẽm còn có tác dụng chống nắng, trong thành phần của các kem chống nắng bao giờ cũng có kẽm. Bạn sẽ chẳng phải lo lắng cho làn da trước ánh nắng mặt trời nếu “nạp” đủ lượng kẽm cho cơ thể.
Vậy dùng kẽm bao nhiêu thì đủ?
Nhu cầu kẽm hàng ngày rất ít, tuỳ theo độ tuổi mà bạn có lượng tương thích. Trẻ sơ sinh chỉ cần 5mg/ngày, trẻ nhỏ thì cần 10mg/ngày, người lớn cần 15 mg/ngày, phụ nữ có thai và cho con bú: 20-25 mg/ngày.
Kẽm tồn tại trong thiên nhiên và có trong các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như cá, hải sản, thịt lợn, thịt dê, thịt bò, pho mát, trứng gia cầm, các loại quả vỏ cứng, rau chân vịt, ốc vặn, lươn cũng có nhiều kẽm. Tỷ lệ hấp thu kẽm qua thức ăn là 20-30%.
Xin giới thiệu với bạn đọc một số loại thức ăn giàu kẽm (mg/100g) để tham khảo, từ đó, có thể chế biến thành những món ăn vừa bổ dưỡng, vừa hấp dẫn, gia tăng khẩu vị bữa ăn cho bạn, cho gia đình và những người yêu thương.
Trai, hàu
16 mg
Gan bê và lợn
9 mg
Mầm lúa mì
7 mg
Bánh mì
5 mg
Thịt bò
4 mg
Lòng đỏ trứng
4 mg
Sữa đậu nành
3 mg
Cá , tôm, cua
2,5 mg
Đậu
2 mg