00:00 Số lượt truy cập: 2671948
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

1 dưa leo = 10 lúa

Vài năm trở lại đây nhiều nông dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao và tương đối ổn định. Trong đó, cây dưa leo hiện đang được nhiều nông dân lựa chọn và áp dụng rất có hiệu quả thay thế một phần cây lúa.


Rừng phòng hộ… chờ vốn

Chưa năm nào việc trồng rừng phòng hộ ở Yên Bái lại ì ạch và bê bết như năm nay. Đang vào mùa trồng rừng, cây con đã gieo chỉ còn mỗi việc là đưa lên đồi để trồng, nhưng ở đâu cũng kêu thiếu vốn. Người dân thì ngao ngán: Nếu chúng tôi uống nước lã mà đi trồng rừng được thì chả cần vận động làm gì…


Lãi 1 triệu đồng/cây dừa

Những năm gần đây, giá dừa trái liên tục tăng do cung không đủ cầu. Hiện tại, mỗi cây dừa đang trong thời kỳ cho trái nông dân có thể thu nhập khoảng 1 triệu đồng/năm. Trong khi đó, trồng dừa tốn rất ít công chăm sóc.


Bao giờ làng cá hồi sinh?

Đã hơn nửa năm nay, hàng chục lồng nuôi cá thuộc thôn Quyết Tiến, Khả Lĩnh, xã Đại Minh (Yên Bình) nằm xập xệ, ngổn ngang bên dòng sông Chảy nhìn mà xót xa. Không nuôi được cá, hàng chục lao động phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Câu hỏi bao giờ làng cá hồi sinh dường như vẫn chưa có lời giải!


Nông dân lãi lớn nhờ trồng đay

Tính đến thời điểm này, nông dân các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch được hơn 1.600 ha đay, đạt 50% diện tích, năng suất trung bình 2,2 tấn đay sợi/ha, với giá bán từ 15.000-20.000 đồng/kg đay sợi. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 20 đến 25 triệu đồng/ha, thậm chí có nông hộ còn đạt hơn 30 triệu đồng/ha. Đây là năm đầu tiên từ trước tới nay, người nông dân thu lãi cao nhất từ trồng đay.


Thanh Hóa: Tạo đột phá cho năng suất mía

Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu, tạo bước đột phá về năng suất mía, nâng mức bình quân từ 53,2 tấn/ha lên 70 tấn/ha vào năm 2015 và nhờ đó, vùng mía nguyên liệu Lam Sơn sẽ đạt năng suất 80 tấn/ha, vùng Việt-Đài 70 tấn/ha và vùng Nông Cống 65 tấn/ha.


Đẩy mạnh chăn nuôi - cần sự chung tay từ nhiều phía

Từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, chưa bao giờ tình hình chăn nuôi lại “sốt” như năm nay. Khắp từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xảy ra tình trạng giá thực phẩm tăng cao, vượt quá “túi tiền” của người bình dân. Các địa phương và Chính phủ phải mở nhiều cuộc họp bàn tìm giải pháp để đẩy mạnh chăn nuôi, quản lý phân phối thực phẩm nhằm giảm giá thịt lợn, gà… bảo đảm cuộc sống, góp phần bình ổnthị trường.


Khoan giếng trên ruộng để lấy nước phục vụ sản xuất

Trong khi chờ tuyến kênh thuỷ lợi hoàn thành, người dân thôn Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã không bỏ hoang số diện tích đất khô hạn mà chủ động tự bỏ tiền ra đào giếng khoan ngay trên ruộng để lấy nước phục vụ sản xuất. Việc làm này vừa mang lại thu nhập vừa tránh để hoang hoá số diện tích đất bị khô hạn.


Đất chuyển mình

Đất đỏ mùa trồng cây, người nông dân xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bộn bề với biết bao công việc của mùa sản xuất mới như làm đất, chuyển phân, xuống giống để trồng màu vụ thu, trồng mới cao su, hồ tiêu... Và những cánh rừng cao su đang vào mùa khai thác, những vườn hồ tiêu đang vào mùa ra lộc, những thôn trang trù phú xanh mướt mắt như mê hoặc lòng người. Vĩnh Hòa hiện lên bằng hình ảnh của một vùng quê tươi đẹp, năng động và tràn đầy sức sống.


Hải Dương: Chăn nuôi an toàn dịch bệnh để nâng cao giá trị sản phẩm

Những trang trại được công nhận là cơ sở chăn nuôi ATDB, thương lái đến đặt mua hàng nhiều hơn. Khi bán, lợn cũng có giá cao hơn những nơi nuôi khác...


<< < 12 13 14 15 16 > >>