Thời gian qua, lĩnh vực nuôi thả thuỷ sản trên địa bàn tỉnh phát triển cả về quy mô diện tích và cơ cấu đàn. Nông dân ở các địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng kém hiệu quả sang đào ao, cải tạo ao hồ nuôi thả thuỷ sản góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả. Bên cạnh các loài thuỷ sản được nuôi thả phổ biến như trắm, trôi, mè, một số loài có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao được ngành chức năng và nông dân đưa vào nuôi thả, mở rộng quy mô, diện tích như cá chim trắng, rô phi đơn tính.
Sau 2 năm tiến hành nuôi khảo nghiệm, đến thời điểm này, giống hươu sao của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai đã sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn mang lại thành công và mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.
Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Dịch bệnh, giá cả thức ăn và đầu ra cho thương phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đối với người chăn nuôi. Hiện nay, việc chọn mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao đang là hướng đi của không ít hộ gia đình ở xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Bởi vì mô hình này đơn giản, không đòi hỏi vốn lớn và đặc biệt là tính rủi ro thấp.
Từ bao đời nay, con trâu luôn gắn liền với sản xuất và đời sống của người nông dân. Thế nhưng những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giảm nhiều, nguyên nhân vì sao?
Từ nhiều năm nay, cá bống bớp đã trở thành con nuôi chủ lực của vùng mặn lợ huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) với diện tích ngày càng được mở rộng, sản lượng tăng nhanh, hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Huyện Nghĩa Hưng đang tích cực xây dựng thương hiệu cho cá bống bớp.
Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Trần Phúc Thái, ở xóm Đấp 3, xã Đắc Sơn (Phổ Yên - Thái Nguyên) đã biết vượt qua số phận, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.
Trong lúc nhiều địa phương vùng lũ ĐBSCL gặp khó, thậm chí không thể sản xuất được vụ màu khi nước lũ tràn đồng, thì ở huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang, nhiều diện tích trồng màu đang cho nông dân nguồn lợi kinh tế cao.
Trước đây, mít được xem là loại cây ăn trái trồng để “ăn chơi”, nên không được đầu tư đúng mức. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn đầu tư trồng cây mít thành cây trồng chủ đạo để phát triển kinh tế gia đình và đã giàu lên từ mô hình này. Trường hợp ông Nguyễn Ngọc Hưng (ấp 5, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) là một ví dụ.
Vụ dưa hấu vừa qua, từ rằm tháng 10 âm lịch, xã Tân Hưng (thuộc huyện Bình Tân, một xã vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long) trồng trên 100 ha dưa hấu trên đất ruộng, trong đó giống dưa trái tròn (bi đen, dưa vàng) ghép bầu chiếm hơn 80% diện tích. Dưa hấu ghép bầu đã giúp cho vùng quê xa xôi này một nguồn thu đáng kể.