00:00 Số lượt truy cập: 2676281

Mùa hè tới: Cảnh báo từ các chuyên gia y tế 

Được đăng : 03/11/2016
Sau ba tháng khống chế thành công đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm kéo dài 40 ngày diễn ra ở 13 tỉnh, thành phố, khiến khoảng 2.000 người nhập viện, trong đó gần 300 người dương tính với phẩy khuẩn tả, thì nay đã có nhiều dấu hiệu dịch quay lại. Bộ Y tế cảnh báo, dịch tiêu chảy cấp có thể bùng phát trở lại nếu người dân không nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo về phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, nhất là trong mùa hè sắp đến.

Khi chúng ta đứng chôn chân giữa một đám đông khói bụi, rầm rĩ tiếng xe máy, tiếng ô tô, tiếng người, đứng giữa ô nhiễm và bực bội. Tất cả mọi người đều rất dễ cất tiếng văng tục hoặc tìm cách luồn lách vào mọi kẽ hở miễn là tiến thêm được vài mét hoặc chỉ vài chục cm.

Nôn nóng cực độ, chúng ta đều như vậy. Và sự nôn nóng bao giờ cũng đưa đến một kết quả xấu hơn, là càng tắc. Càng tắc, người ta lại càng nôn nóng và luồn lách. Tranh giành nhau từng chút một mặt đường, ai cũng trở nên cáu bẳn, gắt gỏng, xấu tính, chen lấn, ích kỷ... Con thấy không, vào lúc tắc đường, mọi người đều có thể trở thành một người khác, không tốt như bình thường, như người ta lúc không ai chen lấn.

Không nên trách cứ ai. Lỗi là tại tắc đường, chúng ta đều biết như vậy, ai cũng có chuyện để vội vã. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng có thể khác đi, có thể bình tĩnh hơn, nhường một chút khoảng trống cho người đi ngược chiều với mình. Một chút khoảng trống lúc tắc đường có khi là giải pháp cho cả hai luồng xe, nếu ta nhường nhịn, đường sẽ nhanh thoáng hơn, chắc chắn đấy.

Và, tắc đường là chuyện không tránh khỏi, chúng ta cũng nên xác định một tâm lý khác. Mẹ đã từng thấy một người phụ nữ ung dung đan một cái khăn len trong lúc tắc đường giữa một đám đông lồng lộn cả tiếng đồng hồ mà không thể nhích bước nào. Một lần khác mẹ thấy một người nhặt bó rau muống trên giỏ xe đạp trong lúc tắc đường. Không cáu kỉnh, không chửi thề, không luồn lách, họ kiên nhẫn đợi đến lượt mình để đi thêm từng mét đường một cho đến lúc ra khỏi đám đông.

Cái tâm lý bị tắc đường rồi sẽ nhiều lần đến trong đời. Mỗi lần như vậy, mẹ hay nghĩ đến hai người đàn bà ấy. Không cần đan len, không cần nhặt rau, chỉ cần kiên nhẫn, nghĩ về một câu chuyện gì đó của riêng mình, chúng ta cũng sẽ thoát khỏi sự ùn tắc, vì chẳng có tắc đường nào là mãi mãi. Mẹ mong con hiểu, dù đấy chưa phải là chuyện của trẻ con.

MINH VŨ

Ds sk/ Mùa hè tới: Cảnh báo từ các chuyên gia y tế

ND- Sau ba tháng khống chế thành công đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm kéo dài 40 ngày diễn ra ở 13 tỉnh, thành phố, khiến khoảng 2.000 người nhập viện, trong đó gần 300 người dương tính với phẩy khuẩn tả, thì nay đã có nhiều dấu hiệu dịch quay lại. Bộ Y tế cảnh báo, dịch tiêu chảy cấp có thể bùng phát trở lại nếu người dân không nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo về phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, nhất là trong mùa hè sắp đến.

Ý thức chủ quan của người dân

Chỉ tính riêng tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, từ đầu tháng 3 đến ngày 2-4, trong số 154 bệnh nhân tiêu chảy cấp vào điều trị, có nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị mất nước nghiêm trọng, 61 bệnh nhân tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), cho biết: Từ đầu tháng ba đến nay, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã xuất hiện ở 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Ðịnh, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc. Hiện Hà Nội là địa phương có số ca mắc nhiều nhất, trong đó 44 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả.

Qua điều tra dịch tễ cho thấy, nguyên nhân ban đầu được xác định là do hầu hết những bệnh nhân trên đã ăn và sử dụng thức ăn đường phố có nguy cơ cao như rau sống, mắm tôm, tiết canh... Với người dân, thông tin về những người mắc bệnh đợt này dường như không gây sợ hãi, lo lắng như những ngày đầu dịch mới bùng phát hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, ăn gì, uống gì đây cho bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm? Ðó mới là mối lo thường trực với mỗi người, mỗi gia đình.

Theo quan sát của phóng viên, các quầy đồ khô và gia vị ở các chợ dù chưa đắt hàng như trước, nhưng mắm tôm đã bán được bình thường. Những quán bún đậu mắm tôm quanh các chợ, nhất là các chợ tạm, chợ cóc vẫn đông khách vào ăn. Thậm chí, không khó khi tìm một gánh bún đậu trên phố ở Hà Nội, bún và rau không có gì che đậy, bà chủ không đeo găng mà cho tay bốc đậu vào rán, bốc bún, pha nước chấm... rồi liên tục thu đống bát đũa dưới nền đất, thả vào xô nước rửa.

Khi hỏi về việc dịch tiêu chảy, ngay cả thực khách cũng hầu như không mấy quan tâm, họ càng không hiểu về nguồn lây bệnh tả từ chính đĩa rau sống mình đang ăn.

Ngành y tế Hà Nội mặc dù đã có nhiều biện pháp giúp chuyển biến trong ý thức của người kinh doanh thức ăn đường phố, nhưng đến nay được biết mới chỉ khoảng hơn 40% cơ sở thức ăn đường phố đang "tập dần" sử dụng găng tay ni-lông thường xuyên khi lấy thức ăn. Các quán ăn đường phố khủng khiếp là vậy nhưng tại các chợ ở Hà Nội như chợ Hàng Bè, Hàng Da, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chẳng mấy khả quan, khi người bán hàng ăn ngay trên nắp cống, thực phẩm chín bày bán không hề che đậy ngay gần quầy bán chó, mèo, chim cảnh...

Theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng, khi thời tiết ấm nóng, sức tiêu thụ các sản phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao rất lớn như nước đá, thức ăn đường phố, gỏi... Trong khi đó, nước bề mặt dùng tưới rau ở các vùng ngoại thành vùng nông thôn nếu bị nhiễm vi khuẩn tả sẽ lây lan cho rau, quả bày bán ở các chợ. Các chuyên gia khuyến cáo người nông dân không dùng phân tươi để bón ruộng, nhưng ở các làng trồng rau, chuyện này khó có thể kiểm soát. Thực tế là phẩy khuẩn tả có thể sống trên rau sống từ 3-10 ngày. Trên rau sống được trồng và bảo quản không bảo đảm, ngoài các vi khuẩn đường ruột, còn có các ký sinh trùng, giun sán khác. Người lành mang vi khuẩn tả có thể trong 7 - 10 ngày.

Ngay tháng đầu năm 2008, Bộ Y tế tổ chức hai đợt uống vaccine tả ở hai quận Hoàng Mai và Thanh Xuân của Hà Nội. Ðây là những vùng có nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh tả nhất trong đợt dịch cuối năm 2007. Thế nhưng, kết quả của hai đợt uống vaccine chỉ đạt 70% cho thấy nhiều người dân còn chủ quan, coi thường dịch bệnh.

Những cảnh báo của ngành y tế

Phó giáo sư, tiến sĩ Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế từng nhiều lần cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh nhân tiêu chảy cấp cũng như các bệnh về đường tiêu hoá vào mùa hè sẽ rất cao. Dịch tiêu chảy cấp xuất hiện trở lại vào mùa hè 2008 nếu người dân không từ bỏ thói quen ăn uống mất vệ sinh cũng như duy trì môi trường sống không sạch sẽ.

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, nhất là 13 tỉnh, thành phố có dịch năm ngoái tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố. Bộ sẽ tiến hành xử lý, thậm chí đóng cửa các cửa hàng không bảo đảm vệ sinh thực phẩm hoặc cố tình vi phạm.

Hy vọng, ý thức của người dân không chỉ được chú ý trong Tháng hành động vì chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức từ giữa tháng tư đến giữa tháng năm với chủ đề "Thực phẩm chức năng: Hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng".

Hiện nay, Hà Nội vẫn là điểm nóng của dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm nên dự kiến sắp tới, các quận thuộc nguy cơ cao sẽ tiếp tục uống vaccine phòng bệnh tả miễn phí.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thủy, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, người bệnh không sốt, không đau bụng nhưng bị nôn, đi ngoài nhiều lần nên đến bệnh viện ngay. Trước khi đến cần uống Oresol (pha đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc) hoặc nước cháo.

Theo các chuyên gia y tế, chỉ có loại vaccine thật sự hữu hiệu là ý thức của mỗi người trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường sống, chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Ngoài ra, người dân cần hết sức thận trọng khi sử dụng rau sống, mắm tôm và thực phẩm đường phố bởi lẽ qua các cuộc kiểm tra cho thấy rau sống đang tiềm ẩn nguy cơ lớn. Người tiêu dùng chỉ nên sử dụng mắm tôm có xuất xứ, còn hạn sử dụng và nên nấu chín trước khi ăn.