00:00 Số lượt truy cập: 3228574

Quý ông nên 

Được đăng : 03/11/2016
Cam thảo có mặt trong phần lớn các thang thuốc Đông y nhờ tác dụng điều hòa vị thuốc, giải độc và trị bệnh. Tuy nhiên, nam giới nên hạn chế dùng nó vì vị thuốc này có thể làm suy giảm khả năng tình dục.


Cam thảo có tên khoa học là glycyrrhiza glabra, dùng làm thuốc dưới dạng rễ khô ngâm nước sôi, dạng trích tinh lỏng, trích tinh khô.

Cam thảo thường được dùng để phòng ngừa rối loạn tim mạch, điều trị các chứng viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày mãn; làm dịu các triệu chứng viêm khớp và đau thấp khớp; trị đau họng, viêm amiđan, ho, nhiễm virus; ngăn ngừa các bệnh dị ứng, hội chứng tiền kinh nguyệt; giải độc gan…

Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Đại học New York (Mỹ) đã phát hiện hoạt chất acid glycyrrhizic (AG) trong cam thảo có khả năng ngăn ngừa virus herpes kích hoạt dạng ung thư Kaposi sarcoma.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tiến sĩ Mahmoud Mosaddegh thuộc Đại học Y khoa Shaheed Beheshti (Iran), hoạt chất AG trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới. Thí nghiệm trên 20 nam giới khỏe mạnh dùng chiết xuất 1,3 g rễ cam thảo khô mỗi ngày (tương đương với 400 mg AG) trong 10 ngày cho thấy, lượng testosteron giảm đáng kể so với người bình thường. Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100 mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3 g rễ cam thảo khô).

Ngoài ra, cam thảo còn có một số tác dụng phụ khác như cao huyết áp, nhiễm độc. Nghiên cứu của Đại học Yorshire (Mỹ) cho thấy phụ nữ ăn nhiều cam thảo (khoảng 0,2mg/ngày) có nguy cơ bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, việc hấp thu nhiều AG trong cam thảo sẽ gây sụt giảm kali, dẫn đến xương yếu, dễ gãy.

Chất glycyrrhizine trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali và đôi khi dẫn đến tim ngừng đập. Vì thế, không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, mang thai.

Cần thận trọng khi dùng chung cam thảo với thuốc Tây, đề phòng các tương tác xấu: Phối hợp cam thảo với các thuốc trị bệnh tim thuộc nhóm digitaline và dẫn xuất có thể làm tăng tính nhạy cảm của thuốc; dùng chung với các thuốc lợi tiểu có thể gây mất nhiều kali; dùng chung với nhóm corticoid sẽ làm tăng hoạt tính và tác dụng phụ của thuốc...