00:00 Số lượt truy cập: 2692459

Sầu riêng - 

Được đăng : 03/11/2016

Sầu riêng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng tiêu thực, ôn phế, làm khỏi khát, cầm máu, có tác dụng rất tốt khi dùng làm thuốc bổ dương cho cánh mày râu.


Thành phần dinh dưỡng

Theo nhiều tài liệu khoa học, cây sầu riêng có tên khoa học là Durio Zibethinus Murr thân gỗ to, cao 10 – 20m phân nhiều cành, vỏ nhẵn. Lá đơn mọc so le, phiến lá dày, thuôn dài hình trứng, gốc lá tròn, đầu nhọn mép nguyên, mặt trên hơi xanh có lông thưa, mặt dưới hơi vàng.

Sầu riêng có tác dụng rất tốt khi được coi là thuốc bổ dương cho các quý ông.

Hoa mọc thành chùm ở các đốt của cành và thân nụ hoa tròn, cánh hoa màu trắng, nhiều nhị, thụ phấn nhờ côn trùng. Quả to, hình tròn, ngoài vỏ có múi, mùi thơm đặc biệt. Hạt to có lá mầm dày. Cây nở hoa và kết trái vào tháng 4, thu hái quả vào mùa thu đông.

Vỏ quả dày và cứng, có nhiều gai to và rất nhọn, trong có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt, quanh hạt có cơm màu trắng ngà, dẻo quánh, mùi thơm đặc biệt rất mạnh đối với người ưa thích, còn người không quen thì cho là nặng mùi, khó chịu. Trong 100g cơm quả sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% chất đạm, 2,7% chất béo, 16,2% chất đường. Mùi thơm của múi sầu riêng là do hỗn hợp của các este và thioether.

Hạt sầu riêng chứa 3,1% chất đạm, 0,4% chất béo, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, các vitamin B1, B2, C và cung cấp 189 calo. Do đó, hạt cũng được nhân dân sử dụng làm thuốc bổ dưỡng dưới dạng luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít.

Hạt sầu riêng có tác dụng bổ tỳ, bổ thận. Bột hạt sầu riêng đôi khi là chất phụ gia cho việc chế biến các loại kẹo, mứt. Lá rễ dùng chữa cảm sốt, viêm gan vàng da, lạnh đau lưng.

Ảnh minh họa

Sầu riêng… tráng dương

Vì sầu riêng chứa nhiều vitamin B, C, E cũng như có hàm lượng sắt cao vì vậy rất tốt cho người ốm yếu. Sầu riêng cũng được coi là thực phẩm là giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho người béo phì hoặc huyết áp cao.

Ngoài ra, y học phương Đông cũng nêu ra một số bài thuốc từ sầu riêng giúp cơ thể đàn ông tráng kiện, tăng cường khả năng “phòng the”.

Chữa liệt dương: Sầu riêng (múi quả) 200g, ba kích 100g, hạt mướp đắng 50g. Tất cả sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh với rượu ngon, trước khi ăn.

Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn một bộ, sầu riêng (sắp chín), 200 gr, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng ngày một lần. Cần ăn 5 lần, dùng cho người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.

Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50 gr, đường 20 gr (có thể thay đường bằng mật o­ng) đánh nhừ như kem, thêm khoảng 100 ml nước sôi để nguội hòa đều để uống, ngày hai lần trong 10 ngày.

Bổ thận, cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15 gr, đậu đen sao 10 gr, tang ký sinh 12 gr, hà thủ ô chế 15 gr, đỗ trọng 15 gr, cốt toái bổ 15 gr, vỏ quýt 8 gr. Sắc uống.

Thay hoàng kỳ: Vỏ quả sầu riêng thay tác dụng của hoàng kỳ trong các bài thuốc nam trợ dương.

Ngoài ra những bệnh liên quan đến tiêu hóa, sốt rét, gan, vàng da đều có thể bằng quả sầu riêng.

Những lưu ý với quả sầu riêng

Ăn sầu riêng ngon và bổ, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều (trên 150g cơm quả một ngày) vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt. Những người có tính nhiệt cần lưu ý điều này.

Đồng thời, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng không nên ăn sầu riêng cùng với thức uống như rượu, bia, cà phê vì có thể sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có hơi thở xấu.

Sầu riêng có hàm lượng đường cao nên với những người có hàm lượng đường trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường không nên ăn. Những người tì vị kém ăn nhiều sầu riêng sẽ bị đầy bụng khó tiêu.

Một nghiên cứu của trường đại học Tsukuba (Nhật Bản) khuyến trong quả sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, dẫn đến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa vì vậy ăn nhiều sẽ gây độc cho cơ thể.