Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của Cà Mau quý I đạt 71.000 tấn, bằng 22,2% kế hoạch năm, tăng 5,5% so cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình triển khai bảy loại hình cho vay là hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và cho học sinh, sinh viên vay vốn. Từ nguồn vốn Ngân hàng đã có khoảng 80.000 hộ nông dân được vay vốn với dư nợ 500 tỷ đồng.
Trước tình trạng mất mùa nặng nề ở nhiều tỉnh miền Trung trong vụ Đông – Xuân, chính quyền và ngành nông nghiệp các tỉnh miền Trung đã có những biện pháp hỗ trợ để người nông dân ổn định cuộc sống, hướng đến sản xuất vụ Hè–Thu.
Nguồn tin từ huyện Thạch Thành ngày 23.4 cho biết: Hiện nay hàng trăm hộ nông dân ở nhiều xã nằm trong vùng nguyên liệu phục vụ cho Cty TNHH mía đường VN - Đài Loan đang bị tồn đọng hàng nghìn tấn mía nguyên liệu chưa tiêu thụ được.
Ngày 14.4, hàng trăm hộ dân đang canh tác tại cánh đồng Kim Phát đã phải nêu kiến nghị lên cơ quan chức năng nhờ can thiệp, vì đồng ruộng của họ không thể canh tác được bởi một lý do hết sức khôi hài: Đoạn mương dẫn nước đi qua thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà) bị tắc nghẽn vì rác thải, nên nước không về đến đồng ruộng!
Từ tháng 2/2008 đến nay, Trung tâm nghịên cứu phát triển Thanh Long (Bình Thuận) đã cử cán bộ kỹ thuật kết hợp với cán bộ nông nghiệp ở các địa phương trồng nhiều Thanh long như các huyện Hàm Thuận Nam ( 5600ha), Hàm Thuận Bắc ( 3000ha), Bắc Bình ( 258ha), thành phố Phan Thiết (260ha)... tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất Thanh Long sạch cho trên 4500 hộ nông dân và tuyên truyền những tác hại của việc sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng GA3 trên cây Thanh Long.
Người trồng mía ở các xã Thạnh Cẩm, Thạnh Quảng, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đang phẫn nộ khi Nhà máy đường mía Việt Nam - Đài Loan thông báo kết thúc vụ ép, đồng nghĩa với nguy cơ biến hàng chục hecta mía của nông dân thành củi đốt.
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND các quận, huyện yêu cầu thực hiện một số qui định cấp bách về chăn nuôi gia cầm trên địa bàn, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch cúm.
Ngày 24.4, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo chấm dứt việc tiếp tục đầu tư ở 2 dự án nuôi nuôi tôm công nghiệp tại Vũng Lắm (H.Núi Thành) và Bình Hải (H.Thăng Bình).
Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tiến hành thả nuôi 2.000 ha/2.470 ha mặt nước nuôi tôm. Tuy nhiên, đã có hơn 70 ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…