00:00 Số lượt truy cập: 3228929
Tin địa phương

Tây Nguyên phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn cà phê

Trong niên vụ cà phê này, các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu đạt sản lượng từ 1,2 triệu tấn cà phê nhân trở lên.


Gia Lai: Triển khai nguồn vốn cho vay tái canh cây cà phê còn hạn chế và chậm

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai cho biết, hiện tại tỉnh Gia Lai, nguồn vốn cho vay tái canh cây cà phê không thiếu nhưng việc triển khai còn hạn chế và chậm.


HND Hà Nội: Quảng bá giới thiếu sản phẩm cho nông dân

Thực hiện Chương trình Nông thôn mới, người nông dân Hà Nội gặp khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với người dân. Hội Nông dân Hà Nội luôn coi đây là khâu quan trọng để hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất.


Thu nhập khá từ trồng cam, quýt

Cư Elang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar (Đắk Lắk). Vài năm trở lại đây, một số gia đình ở Cư Elang đã sử dụng một số diện tích đất đồi để trồng cam, quýt và bước đầu đã có thu nhập khá.


Thanh Thủy (Phú Thọ): Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 235 tỷ đồng/năm

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công, Tư vấn và Tiết kiệm năng lượng tỉnh, năm 2014 huyện Thanh Thủy đã dành được 1,3 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể, các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn huyện để đào tạo cho các lao động như: may công nghiệp; thêu ren; sản xuất giày, dép xuất khẩu; sản xuất nấm, mộc nhĩ; chế biến tương...


Hậu Giang: Quy hoạch vùng nguyên liệu cá tra tập trung, quy mô lớn

Tỉnh Hậu Giang đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015, với tổng diện tích là 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của Hậu Giang đạt gần 150.000 tấn.


Bắc Giang: Sản lượng vải thiều ước đạt trên 140.000 tấn quả tươi

Vụ vải thiều năm 2014, toàn tỉnh Bắc Giang dự kiến đạt tổng diện tích khoảng 32.000 ha, sản lượng ước đạt trên 140.000 tấn quả tươi, trong đó huyện Lục Ngạn ước đạt 90.000 tấn (sản lượng vải VietGAP đạt khoảng 40.000 tấn), huyện Lục Nam khoảng 25.000 tấn, huyện Tân Yên khoảng 5.500 tấn... Ngoài tiêu thụ nội địa, vải thiều Bắc Giang còn được xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore và một số nước châu Âu.


Bò lai ba máu – Đột phá mới về con giống trong nuôi bò thịt ở Hưng Yên

Nếu như giai đoạn 2005-2010, tỉnh Hưng Yên đã rất thành công với chương trình “sind hoá” đàn bò, góp phần đưa tỉ trọng đàn bò lai sind trong toàn tỉnh đến nay đạt trên 95% tổng đàn, nâng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 45% trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng bò cái lai sind làm nền thụ tinh nhân tạo với các giống bò Brahman, Drought master để tạo ra thế hệ bò lai ba máu chất lượng cao từ năm 2012 đến nay đang trở thành điểm nhấn, tạo bước đột phá về con giống trong nuôi bò thịt ở Hưng Yên. Đây là một trong những giải pháp để tỉnh hướng tới mục tiêu đến năm 2015 tốc độ tăng tổng đàn bò bình quân 2,5%/năm, trong đó bò lai sind chiếm 98%, bò thịt chất lượng cao chiếm 20-25% tổng đàn. Và đây cũng chính là một phần của “Dự án phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc an toàn sinh học theo hướng Vietgahp và chăn nuôi bò thịt cao sản giai đoạn 2012 – 2015” của tỉnh Hưng Yên.


TX Bình Minh (Vĩnh Long): Phát triển 52 mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ cho hiệu quả kinh tế cao

Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) chú trọng phát triển mô hình chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu lấy công làm lời, tận dụng phế phẩm làm thức ăn nhằm giảm chi phí chăn nuôi, ít rủi ro nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Chợ Gạo (Tiền Giang): Duy trì mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh do virus trên cây lúa

Vụ Hè thu, Chợ Gạo (Tiền Giang) xuống giống được 6.000 ha, đạt 100% kế hoạch, hiện nay trà lúa đang ở giai đoạn mạ. Tình hình dịch bệnh ổn định. Đối với mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh do virus trên cây lúa, hiện nông dân ở các xã Trung Hòa, Thanh Bình, ấp Bình Thọ và Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt còn duy trì khoảng 100 ha, còn mô hình ở ấp Bình Cách, xã Tân Bình Thạnh thì đa số nông dân chuyển đổi nếp bè qua trồng thanh long. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã hỗ trợ giống lúa (VD20, Nàng hoa 9, OM 4151) cho mô hình công nghệ sinh thái tại ấp Bình Quới và Bình Phú với quy mô 20 ha.


<< < 68 69 70 71 72 > >>