Trong 7 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu điều nhân đạt trên 106.000 tấn, kim ngạch trên 722 triệu USD. Nếu chỉ nhìn con số thì đều tăng so với cùng kỳ năm 2011 nhưng theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu điều nhân, đa phần là DN vừa và nhỏ, gặp khó khăn.
Vừa qua, tại Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia - Bộ NN-PTNT tổ chức diễn đàn khuyến nông chuyên đề “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa”.
Tổng cục Thống kê ngày 30.7 cho hay, xuất khẩu càphê cả nước tháng 7 ước giảm 7,8% về lượng và 8,6% về kim ngạch so với tháng 6.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt 3.159 ngàn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến 20/7 diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 83,5 nghìn ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 5,5 nghìn ha, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm trước; trồng mới rừng sản xuất đạt 78,1 nghìn ha, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thủy sản, để đưa thủy sản phát triển toàn diện theo hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ngành thủy sản bình quân 8-10%/năm.
Từ đầu năm đến nay, Hội ND huyện Châu Đức phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh mở 2 lớp hướng dẫn ND khai thác thông tin trên mạng Internet cho 60 cán bộ, hội viên ND trên địa bàn huyện.
Tại TP.Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Bộ NN-PTNT ngày 1.8 đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, đại diện các ngành nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về “chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
6 tháng đầu năm 2012, do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, xong các cấp chính quyền của tỉnh đã vận động nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi để chăm sóc và thu hoạch cây vụ đông với tổng diện tích 13,842 ha, giảm 8,5% so với vụ động năm 2011.
Sau mấy năm bị gián đoạn vì dư lượng thuốc trừ sâu, năm nay, gạo Việt Nam lại có cơ hội trở lại thị trường Nhật Bản. Nhưng quá trình xuất khẩu trở lại những lô hàng đầu tiên sang Nhật đang không suôn sẻ khi “bệnh cũ” vẫn tái phát ở một số lô gạo.