00:00 Số lượt truy cập: 2672973

Tổng quan thị trường tôm Mỹ năm 2006 và dự báo năm 2007 

Được đăng : 03/11/2016

Xu hướng thị trường

Năm 2006, nhập khẩu tôm của Mỹ đã đạt mức kỷ lục mới cả về khối lượng và giá trị. Khối lượng nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng khả quan, đạt 590.200 tấn, bằng 101,6% so với năm 2005. Về giá trị đạt 4.115,3 triệu USD, tăng 13,1% so với 3.639 triệu USD năm 2005. Điều này có nghĩa là giá tôm nhập khẩu đã tăng 1,3% trong năm 2006. Trong vài năm gần đây, giá tôm nhập khẩu đã có nhiều sự biến động cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng về khối lượng thì luôn theo xu hướng tăng như thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

Thị phần của Thái Lan ngày càng tăng, chiếm khoảng 33% lượng nhập khẩu trong năm 2006, tiếp đến là Trung Quốc tăng 12%, Inđônêsia (10%) và Ecuađo (10%). Việt Nam vẫn là nhà cung cấp quan trọng, nhưng thị phần đang giảm, từ 8% năm 2005 xuống còn 6% năm 2006 và doanh số xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng giảm. Sự tập trung thị phần của một số nhà cung cấp trong tổng nhập khẩu đang tăng lên: trong năm 2005, năm nước nói trên chiếm 66,4% nhập khẩu vào Mỹ, đến năm 2006 tổng thị phần của họ đã tăng lên 70,7%.

Về sản phẩm nhập khẩu từ các nước trên, sản phẩm quan trọng nhất của Thái Lan là “chế biến đông lạnh khác” (chiếm 36,2%), tiếp đến là tôm bóc vỏ đông lạnh(27,5%). Tôm bóc vỏ đông lạnh cũng là mặt hàng nhập khẩu chính từ Ecuađo (20,6%), Inđônêxia (47%) và Việt Nam (50,7%). Nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn là tôm bao bột (58,3%), tiếp đến là chế biến đông lạnh khác với 25,8%. Đây cũng là sản phẩm nhập khẩu lớn thứ 2 từ Inđônêxia (13,9%) và Việt Nam (20,4%).

Trong năm 2006, nhập khẩu từ Thái Lan tăng cả về khối lượng (20,4%) và giá trị (30,3%). Kết quả tương tự cũng diễn ra trong nhập khẩu từ Inđônêxia (+11,6%, +15,1%), Trung Quốc (với sự tăng mạnh 50,8% và 61,1%) và Ecuađo (+19,7% và +18,9%). Riêng Ecuađo, sự tăng trưởng xuất hiện đồng thời với sự phục hồi của ngành tôm nước này, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đốm trắng. Các nước khác với tầm quan trọng ít hơn đối với thị trường Mỹ cũng có doanh số tiêu thụ tăng, về cả khối lượng và giá trị, bao gồm Bănglađét (+322,6% và +38,5%), Malaixia (+18,4%, 17,6%), Pêru (+18,6% và 23,1%) và Guatêmala (+82,8% và +36,5%. Tuy nhiên, cũng có nhiều nước doanh số lại giảm. Trong số những nước này, đáng nói đến là trường hợp của Ấn Độ và Braxin – hai nước bị ảnh hưởng mạnh bởi thuế chống bán phá giá. Nhập khẩu từ Braxin đã giảm gần 80% về giá trị. Trong số các nhà cung cấp quan trọng nhất, giảm mạnh nhất là Việt Nam, Vênêduêla, Honđurát và Panama.

Nhập khẩu tôm của Mỹ (2005-2006)

Nước

2005

2006

% tăng/giảm

tấn

1000 USD

tấn

1000 USD

KL

GT

T.Lan

160.892

980.540

193.764

1.277.330

20,4

30,3

Inđônêxia

52.641

373.690

58.729

430.257

11,6

15,1

Việt Nam

42.949

442.171

37.078

429.753

-13,7

-2,8

T.Quốc

45.205

205.462

68.150

330.918

50,8

61,1

Ecuađo

49.574

272.642

59.363

324.241

19,7

18,9

Mêhicô

26.095

320.204

35.378

321.856

25,9

0,5

Ấn Độ

35.699

313.915

27.277

252.020

-23,6

-19,7

Bănglađét

15.862

136.310

19.442

186.743

22,6

38,5

Maleixia

17.191

115.987

20.349

136.428

18,4

17,6

Vênêduêla

11.365

59.294

9.856

52.434

-13,3

-11,6

Honđurát

10.508

62.269

9.311

51.927

-11,4

-16,6

Canađa

7.712

55.647

7.050

49.375

-8,6

-11,3

Panama

5.928

51.305

4.662

40.526

-21,4

-21,0

Gaina

8.600

32.619

7.786

32.078

-9,5

-1,7

Pêru

4.465

25.728

5.295

31.682

18,6

23,1

Nicaragoa

4.917

29.829

4.846

28.805

-1,4

-3,4

Côlômbia

3.469

22.671

3.274

19.912

-5,6

-12,2

Tổng cộng

528.836

3.639.064

590.299

4.115.250

11,6

13,1

WTO

Gần đây Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đã ra phán quyết rằng, phương pháp “quy về không” – zeroing mà Mỹ áp dụng trong vụ kiện chống bán phá giá tôm (dẫn đến thuế nhập khẩu cao hơn) là vi phạm quy định về thương mại quốc tế. Hiện nay, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã bắt đầu được 1/3 tiến trình xem xét lại các mức thuế chống bán phá giá của mình. Đồng thời, Ecuađo đã đạt được một “thắng lợi” trong việc khiếu kiện lên WTO về các mức thuế của Mỹ áp lên các sản phẩm của nước này. WTO đã ra phán quyết cho rằng hành động của Mỹ là trái với Hiệp định Chống bán phá. Gần đây nhất, DOC đã giảm 32% thuế đối với 2 công ty của Ecuađo, từ 3,26% xuống còn 2,25%. Sự cắt giảm này sẽ chỉ được áp dụng đối với riêng 2 công ty được xem xét này. Nước này cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh với Mỹ cho đến khi đạt được mức thuế bằng 0. Trong khi đó, các nhà sản xuất tôm Ấn Độ đang chuẩn bị cho quá trình xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đợt hai, và cùng với Thái Lan, họ cũng kiện Mỹ lên WTO như Ecuađo.

Các sản phẩm nhập khẩu chính

Trừ một số cỡ tôm nguyên vỏ bỏ đầu đông lạnh và “chế biến khác” (một mặt hàng vẫn gần như hoàn toàn ổn định, chỉ giảm 0,8%), khối lượng của hầu hết các mặt hàng tôm nhập khẩu đều tăng trong năm 2006. Tăng mạnh nhất là các sản phẩm “chế biến sẵn đông lạnh khác” (+39.5% về khối lượng và +43% về giá trị). Một mặt hàng nữa cũng tăng đáng kể là “các sản phẩm khác” (+32,4% về khối lượng và +31,7% về giá trị).

Quan sát biểu đồ trên có thể thấy, trong những năm gần đây, thị trường Mỹ đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm giá trị gia tăng như tôm đông lạnh tẩm bột và các món ăn được chế biến bằng tôm (nằm trong nhóm tôm “chế biến đông lạnh khác”) với lượng nhập khẩu ngày một tăng, trong khi đó tôm bóc vỏ đông lạnh và tôm nguyên vỏ bỏ đầu đông lạnh có tốc độ tăng thấp hơn so với tổng nhập khẩu.

Nhập khẩu tôm của Mỹ theo dạng sản phẩm (2005-2006)

Sản phẩm

2005

2006

% tăng/giảm

Giá

tấn

1000 USD

tấn

1000 USD

KL

GT

2005

2006

Chênh lệch %

Đông lạnh tẩm bột

44.572

213.951

49.252

236.559

10,5

10,6

4,8

4,8

0,1

Chế biến ĐL khác

83.590

578.899

116.645

827.643

39,5

43,0

6,9

7,1

2,5

Chế biến khác

1.248

9.229

1.238

8.095

-0,8

-12,3

7,4

6,5

-11,6

Đông lạnh bóc vỏ

147.634

1.042.806

162.286

1.209.569

9,9

16,0

7,1

7,5

5,5

 
 
 
HLSO đông lạnh

Tất cả các cỡ

247.858

1.760.556

255.669

1.789.096

3,2

1,6

7,1

7,0

-1,5

< 15

24.424

318.070

24.515

316.514

0,4

-0,5

13,0

12,9

-0,9

15/20

23.332

233.478

19.865

192.670

-14,9

-17,5

10,0

9,7

-3,1

21/25

24.408

226.657

25.952

229.285

6,3

1,2

9,3

8,8

-4,9

26/30

32.911

243.266

34.939

259.043

6,2

6,5

7,4

7,4

0,3

31/40

46.514

280.662

45.350

276.241

-2,5

-1,6

6,0

6,1

1,0

41/50

31.629

164.752

34.485

184.470

9,0

12,0

5,2

5,3

2,7

51/60

29.597

139.938

33.387

165.374

12,8

18,2

4,7

5,0

4,8

61/70

18.837

84.224

20.708

94.058

9,9

11,7

4,5

4,5

1,6

> 70

16.205

69.510

16.467

71.440

1,6

2,8

4,3

4,3

1,1

Sản phẩm khác

3.934

33.622

5.209

44.287

32,4

31,7

8,5

8,5

-0,5

Tổng cộng

528.836

3.639.064

590.299

4.115.250

11,6

13,1

6,9

7,0

1,3

Nguồn: NMFS

Các nhà xuất khẩu chính tôm HLSO sang Mỹ năm 2006 (về khối lượng và kích cỡ)

 
 
< 15

Mêhicô

19,4%

 
 
41/50

Thái Lan

28,5%

Việt Nam

18,6%

Ecuađo

27,1%

Bănglađét

15,4%

Inđônêxia

8,6%

Ấn Độ

12,7%

Vênêduêla

8,1%

Inđônêxia

6,9%

Honđurát

5,1%

 
 
15/20

Mêhicô

34,0%

 
 
51/60

Ecuađo

33,5%

Ân Độ

21,1%

Thái Lan

31,5%

Bănglađét

19,4%

Vênêduêla

5,9%

Việt Nam

7,3%

Honđurát

5,8%

Inđônêxia

5,5%

Trung Quốc

5,7%

 
 
26/30

Thái Lan

37,5%

 
 
61/70

Ecuađo

41,0%

Mêhicô

15,1%

Thái Lan

30,8%

Inđônêxia

14,3%

Vênêduêla

4,3%

Bănglađét

7,8%

Malaixia

4,1%

Ấn Độ

4,2%

Honđurát

4,1%

 
 
31/40

Thái Lan

31,1%

 
 
> 70

Ecuađo

45,2%

Inđônêxia

16,7%

Thái Lan

18,4%

Ecuađo

14,9%

Vênêduêla

5,9%

Mêhicô

5,5%

Malaixia

5,3%

Vênêduêla

4,0%

Côlômbia

4,4%

Tôm nguyên vỏ bỏ đầu đông lạnh (HLSO): Là mặt hàng nhập khẩu chính trong năm 2006, đạt 255.669 tấn, trị giá 1.789 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và 1,6% về giá trị so với năm 2005. Do đó, giá tôm đông lạnh HLSO nhập khẩu trong năm 2006 là thấp hơn 1,5% so vơi snăm 2005. Cỡ tôm nhập khẩu nhiều nhất là 31/40 với 45.350 tấn, tiếp đến là cỡ 26/30 và 41/50 với 34.939 tấn và 34.485 tấn. Cả 3 cỡ tôm trên chiếm khoảng 44,9% tổng nhập khẩu tôm HLSO. Khối lượng và giá trị nhâp khẩu các cỡ tôm khác nhau đều tăng, ngoại trừ cỡ 15/20 và 31/40 giảm cả về khối lượng và giá trị nhập khẩu, và cỡ <15 vốn vẫn ổn định nhất thì có sự tăng nhẹ về khối lượng và giảm nhẹ về giá trị. Các cỡ tôm khác nhau cũng có sự biến động khác nhau về giá, trong đó giá cỡ 15/20 giảm 3,1%, 21/25 (-4,9%), và <15 (-0,9%) (cả 3 cỡ này chiếm hơn 40% tổng giá trị nhập khẩu tôm HLSO), còn các cỡ khác giá lại tăng nhẹ hoặc gần như không thay đổi. Các nhà cung cấp chính tôm HLSO là Thái Lan với 24,4% trong tổng nhập khẩu, tiếp đến là Ecuađo (17,8%) và Mêhicô (13,1%). Ecuađo và Thái Lan là hai nhà cung cấp lớn nhất tôm cỡ 41/50 và 51/60, 61/70 và >70. Thái Lan cũng là nhà cung cấp lớn nhất tôm cỡ 31/40 (tiếp đến là Inđônêxia) và cỡ 26/30 (tiếp đến là Mêhicô). Việt Nam và Ấn Độ là hai nhà cung cấp chính đối với các cỡ tôm lớn hơn, 15/20 và <15. Vênêduêla cũng đạt được một vị trí tốt ở cỡ tôm nhỏ hơn và đang là nhà cung cấp lớn thứ ba tôm cỡ 51/60, 61/70 và >70, thứ tư với tôm cỡ 41/50 và thứ năm với cỡ 31/40.

Tôm bóc vỏ đông lạnh: Là sản phẩm nhập khẩu quan trọng thứ hai, với 163.286 tấn, trị giá 1.209,6 triệu USD. So với năm 2005, nhập khẩu đã tăng 9,9% về khối lượng và 16% về giá trị. Đây là mặt hàng có sự tăng giá cao nhất, +5,5%. Sự quan trọng của sản phẩm này trong tổng nhập khẩu đã giảm trong vài năm gần đây và chiếm 27,5% trong tổng nhập khẩu năm 2006. Các nhà cung cấp chính là Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam với thị phần lần lượt là 32,9%, 17% và 11,6%.

Tôm bao bột: Nhập khẩu các sản phẩm này đã tăng 10,5% và 10,6% về khối lượng và giá trị, đat 49252 tấn, trị giá 236,6 triệu USD. Con số này cho thấy rằng giá vẫn giữ gần như không thay đổi trong năm 2006, chỉ tăng nhẹ 0,1%. Xuất xứ của tôm đông lạnh bao bột chủ yếu từ Trung Quốc với 80,7% và 12,6% từ thái Lan. Cả hai nước này chiếm khoảng 93,3% tổng nhập khẩu mặt hàng này.

Tôm chế biến đông lạnh khác: Mặt hàng này có sự tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2006, đạt 116.643 tấn (tăng 39,5% so với 83.590 tấn năm 2005), trị giá 827,6 triệu USD (tăng 43% so với 578,9 triệu USD năm 2005). Giá nhập khẩu của sản phẩm này tăng 2,5%. Thị phần của chúng trong tổng nhập khẩu tăng từ 15,8% lên 19,8% về khối lượng và từ 15,9% lên 20,1% về giá trị nhập khẩu so với năm 2005. Xuất xứ nhâp khẩu các sản phẩm này cũng tập trung cao ở một số nhà cung cấp, mặc dù ít hơn so với tôm đông lạnh tẩm bột: 60,2% từ Thái Lan, 15,1% từ Trung Quốc, 7% từ Inđônêxia và 6,5% từ Việt Nam. 88% sản phẩm này xuất xứ từ các nước châu Á.

Các mặt hàng khác: Tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm mặt hàng này là tôm đóng hộp, với thị phần chiếm 38% trong tổng số mặt hàng này với khối lượng tăng 36%, giá trị tăng 70,4%.

Nguồn cung cấp nội địa

Giá một số cỡ tôm nâu vùng Vịnh đã hồi phục nhẹ, trong khi các cỡ khác lại giảm. Tôm chân trắng vùng Vịnh giá cũng giảm, ngoại từ cỡ 21/25. Điều này cho thấy rõ xu hướng giá giảm trong năm 2006, mức giá đã đạt được trong tháng 2/2006 không thể đạt trở lại. Giá thấp là do một số nguyên nhân, trong đó có việc nguồn cung cấp dồi dào do sản lượng khai thác tốt trong năm 2006. Ước tính, tổng lượng cung cấp trong năm 2006 tăng 12%, trong khi nhu cầu tăng ít hơn nhiều (4-5%) khiến giá tôm thấp. Điều này buộc các công ty phải cạnh tranh về chất lượng và cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng để đạt được lợi nhuận cao hơn. Theo ước tính, sản lượng khai thác tôm vùng Vịnh trong tháng 1/2007 giảm 46,2% so với năm 2006, đạt 1.494 tấn so với 2.778,3 tấn cùng kỳ năm 2006. Mặc dù sản lượng ít hơn, giá vẫn không cải thiện do lượng dự trữ dồi dào. Đáng chú ý là sản lượng khai thác trong năm 2006 là tương đối cao mặc dù có sự gián đoạn bởi thiệt hại sau cơn bão Katrina.

Dự báo gần

Trong tháng đầu năm 2007, nhập khẩu tôm vào Mỹ tiếp tục tăng cả về khối lượng và giá trị, chủ yếu ở mặt hàng tôm chế biến đông lạnh khác và tôm bóc vỏ đông lạnh , trong khi nhập khẩu tôm HLSO và tẩm bột đông lạnh thấp hơn so với cùng kỳ năm 2006. Trừ tôm bóc vỏ đông lạnh, tôm chế biến khác và chế biến đông lạnh khác, các mặt hàng còn lại đều sụt giá. Trước mắt, giá sẽ ít thay đổi.

Tuy nhiên, về lượng cung cấp cả trong nước và nhập khẩu sẽ cải thiện sau tháng 5. Hiện tại, nhu cầu của Mỹ không cao và không hấp dẫn nhiều nguồn cung cấp, giá có thể không tăng và thậm chí có thể giảm. Năm 2006, tỷ lệ tăng của lượng cung cấp (12%) là nhiều hơn 2 lần so với tỷ lệ tăng trưởng của lượng tiêu thụ được ước tính (4-5%). Điều này khiến ngành tôm lo ngại rằng, trong năm nay, thương mại tôm có thể chỉ được dự kiến ở mức “như năm ngoái”.

Nhập khẩu tôm của Mỹ theo dạng sản phẩm, tháng 1/2006-2007

Sản phẩm

1/2006

1/2007

Chênh lệch %

tấn

1000 USD

tấn

1000 USD

KL

GT

Đông lạnh tẩm bột

5.821

27.700

5.771

27.374

-0,8

-1,2

Chế biến ĐL khác

8.223

55.999

10.599

73.655

28,9

31,5

Chế biến khác

94

662

79

600

-16,0

-9,4

Đông lạnh bóc vỏ

13.440

96.189

13.762

105.813

2,4

10,0

 
 
 
HLSO đông lạnh

Tất cả các cỡ

19.663

139.095

18.399

123.044

-6,4

-11,5

< 15

2.711

35.719

2.277

28.087

-16,0

-21,4

15/20

1.882

18.305

1.478

13.415

-21,5

-26,7

21/25

1.154

9.441

1.282

11.006

11,1

16,6

26/30

2.037

14.766

1.736

12.413

-14,8

-15,9

31/40

2.872

17.258

2.847

16.633

-0,9

-3,6

41/50

2.575

13.683

2.190

10.881

-15,0

-20,5

51/60

2.716

13.098

3.395

16.766

25,0

28,0

61/70

1.842

8.343

1.785

7.751

-3,1

-7,1

> 70

1.874

8.481

1.409

6.092

-24,8

-28,2

Sản phẩm khác

448

3.843

462

3.857

3,3

0,4

Tổng cộng

47.688

323.488

49.073

334.342

2,9

3,4

Nguồn: NMFS