Sau hơn 2 năm nghiên cứu và thử nghiệm tại Hà Nội và triển khai thử nghiệm tại một số địa phương khan hiếm nước ngọt ven biển của Bến Tre và Thừa Thiên Huế, đến nay nhóm tác giả tại Viện Hoá học đã ứng dụng thành công vật liệu chuyển pha trữ nhiệt vào công nghệ cất nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời, đạt 6-8 lít/m2/ngày, gấp đôi so với công nghệ truyền thống.
Với 50 phòng thí nghiệm của nhà nước, tư nhân và cả những xí nghiệp sản xuất cây giống hàng đầu châu Á (Nhật Bản, Đài Loan), Đà Lạt đi đầu cả nước trong việc sản xuất giống bằng công nghệ cấy mô. Những cây giống này còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan...
Theo phóng viên TTXVN tại Niu Y-oóc, ngày 3/5, các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa thử nghiệm thành công loại vắc-xin bảo vệ chuột khỏi căn bệnh có các biểu hiện tương tự như bệnh bò điên. Bệnh bovine spongiform encephalopathy, hay còn được gọi là bệnh bò điên, là do prô-tê-in nhiễm bệnh pri-on gây ra. Hiện nay chưa có phương thức điều trị đối với các căn bệnh do pri-on gây ra. Vì pri-on khá giống với các loại pri-on được sản sinh tự nhiên trong cơ thể, nên hệ thống miễn dịch của cơ thể không tấn công và tiêu diệt nó. Pri-on có thể lây lan khi các con vật tiêu thụ thức ăn chế biến từ các bộ phận của con vật nhiễm bệnh.
Theo tạp chí PNAS của Mỹ, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thành công trong việc tạo một giống lúa gạo giàu chất sắt nhờ bổ sung một enzym và tăng năng suất của cây nhờ trồng trên đất vôi.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang áp dụng các kỹ thuật gien và phân tử để phát triển loại rau và cây trồng kháng mặn có khả năng sống trong môi trường nước biển không có đất, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ nông nghiệp ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Israel đã biến đổi gene những cây cà chua khiến chúng toả ra mùi thơm của chanh và hoa hồng.
Các nhà khoa học New Zealand, thuộc công ty công nghệ sinh học ViaLactia, đã thành công trong việc tạo ra một con bò sữa có khả năng sản xuất sữa không kem và công ty này đang chuẩn bị tiến hành nhân rộng thành đàn.
Ngày 18-7, Tiến sĩ Ngô Anh, giảng viên Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Huế, cho biết: sau một thời gian dài nghiên cứu ông đã nuôi cấy thành công thêm 6 loài nấm dược liệu quý, gồm: nấm cổ Linh chi (có tên khoa học là: Ganoderma australe), hai loài tử chi (G. fullvellum, G. sinense), hai loài Xích chi (G. ramosissimum, G. resinaceum) và Linh chi nhiệt đới (G. tropicum).
Hoa cảnh có thể trồng và trổ bông được trong phòng là đề tài thách thức khá nhiều nhà khoa học Việt Nam. TS Bùi Văn Lệ, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, đã nhân giống thành công loài hoa Saintpaulia (Tử linh lan) có thể nở trong phòng ốc kín hay dưới ánh điện.
Chuyển đổi màu hoa - đó là ý tưởng của các nhà khoa học tại Phân viện Sinh học Đà Lạt. Những bông hoa Torenia nở rực rỡ ngay trong ống nghiệm, và từ màu tím, nó có thể biến sang màu trắng.