Những năm gần đây, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng” được nông dân huyện Vĩnh Lộc tích cực hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế, do nông dân làm chủ có thu nhập cao.
Kỳ đà đang là vật nuôi được nhiều nông dân Khánh Hòa lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn các mô hình nuôi kỳ đà đều tự phát nên nông dân rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia, cán bộ khuyến nông.
Trồng sầu riêng chất lượng cao trên đất lúa năng suất thấp, bấp bênh là cách làm hay của nông dân Cao Văn Lập ở miệt vườn Cẩm Sơn, Cai Lậy. Với mô hình này, ông đã nâng lợi nhuận từ đất canh tác lên gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa năng suất cao.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng dân tộc N’Trang Lơng, ông Điểu Lộc (sinh 1950), dân tộc M’Nông, sống ở buôn Mê Ra, xã Đắk R’tih, huyện Tuy Đức (Đắk Nông), đã phát huy tinh thần cách mạng, vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng buôn làng ngày càng giàu mạnh. Ông được mệnh danh là tỷ phú “chân đất” người M’Nông trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, với thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Là người đi đầu trong phong trào sản xuất, phát triển kinh tế theo mô hình VAC (vườn – ao – chuồng), anh Nguyễn Văn Nhã ở bản Tân Thái, xã Linh Thông - một xã vùng cao thuộc huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã từng bước đưa đời sống gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.
Năm 1979 anh Trình Ngọc Huynh theo gia đình từ quê lúa Thái Bình đi khai hoang phát triển kinh tế ở thôn 65 xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang làm kinh tế.
Sau 5 năm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất ngũ trở về địa phương năm 1976, ông Cà Văn Diên sinh năm 1951 ở bản Lịch Cang, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng bị mất 1 chân và là thương binh hạng 3/4. Cuộc sống gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất trong khi bản thân ông lại mang thương tật. Thế nhưng với ý chí vượt khó làm giàu, tận dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương, thương binh Cà Văn Diên đã vươn lên làm giàu chính đáng cho gia đình và giúp đỡ nhiều gia đình khác trong bản, trong xã.
Đến huyện Bình Liêu, hỏi chuyện thương binh làm kinh tế giỏi, có lẽ không ai không biết đến ông Vi Xuân Phương, thương binh hạng 3/4 ở thôn Nà Phạ, xã Tình Húc. Ông là một trong những tấm gương sáng không cam chịu số phận, vươn lên thoát nghèo và trở thành điển hình cho phong trào nông dân giỏi của huyện.
Béc phun là tên mà người dân Lý Sơn hay gọi đối với dụng cụ phun tưới nước bằng những tia nhỏ.
Trong những năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng tiếp tục được các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn quan tâm và chỉ đạo thực hiện hiệu quả, thu hút đông đảo hội viên tham gia.