00:00 Số lượt truy cập: 2692582
Nông dân sản xuất giỏi

Bắc Ninh: Mô hình trồng đu đủ cho thu nhập trên 80 triệu đồng/ha/năm

Liên tục từ năm 2005 tới nay, mô hình trồng cây đu đủ của gia đình ông Nguyễn Đình Cầu, thôn Ngô Phần, xã Bình Định, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã cho thu nhập bình quân trên 80 triệu^ đồng/ha/năm, gấp ba lần so với gieo cấy lúa, trồng màu trước đây.


Bình Phước: Những lão nông dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi ở tỉnh Bình Phước nổi bật với nhiều gương điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, làm giàu với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Từ đó, họ trở thành những "hạt nhân" trong phong trào xoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.


Thoát nghèo từ nuôi dê

Mô hình nuôi dê của gia đình anh Vi Văn Nhân ở làng Chả, xã Phong Vân (Lục Ngạn) được quy hoạch khoa học. Nhiều chuồng nhỏ được làm bằng tre, nứa dựng ngay sườn đồi để nuôi nhốt từng loại dê có tháng tuổi khác nhau và có chế độ chăm sóc riêng. Từ mô hình nuôi dê đã giúp gia đình anh thoát nghèo, kinh tế ổn định, có điều kiện nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, anh đã qua nhiều khó khăn, vất vả.


Làm giàu từ ''nuôi vịt sạch''

Ông Nguyễn Văn Việt (49 tuổi), ngụ tại ấp Chợ Cũ, xã Châu Hưng (Thạnh Trị, Sóc Trăng) “nuôi vịt sạch” đã nhiều năm và đạt hiệu quả kinh tế cao.


Thành công bắt đầu từ... lợn giống

Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển đàn lợn giống siêu nạc đem lại hiệu quả kinh tế cao đã mang lại thành công cho anh Tống Văn Minh, 45 tuổi, ở thôn Hoàn Dương, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Cơ sở của anh mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng ngàn con giống và chỉ tính riêng chăn nuôi lợn siêu nạc anh Minh thu lời 800 triệu đồng/năm.


Làm giàu không khó

Anh Nguyễn Văn Cảnh (thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên) là một minh chứng cho những người nông dân đã biết thoát nghèo vươn lên làm giàu cho bản thân và quê hương từ chính cây nhãn truyền thống của quê hương.


Mô hình nuôi lợn sạch lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm

An toàn sinh học trong chăn nuôi là vấn đề không mới nhưng áp dụng nó để có được “thịt sạch” cạnh tranh cao thì còn quá nhiều điều bất cập như quy mô nhỏ lẻ nên khó áp dụng công nghệ, đầu tư ban đầu cho chuồng trại, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động còn cao với nhiều nông dân.


Quảng Nam: Một người Cơ tu trồng trên 3.000 cây sâm ba kích

Ông Bhríu Pố, người Cơtu ở xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) là người đầu tiên trồng và sở hữu trên 3.000 cây ba kích (còn gọi là sâm ba kích).


Vỗ béo bò - nghề làm chơi ăn thật

Con bò khi mới mua về hình hài chỉ còn da bọc xương, đi đứng liêu xiêu cạn sức sống, thế nhưng chỉ sau 3 tháng nuôi lập tức nó mập ú, nung núc thịt. Và từ là 1 con bò “tàn phế”, nó đường bệ “bước” vào thị trường với cái giá “đỉnh” của loại gia súc này và người nuôi có ngay món lãi lớn. Vỗ béo bò đang là một nghề mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở Bình Định.


Người cựu chiến binh 7 năm liền là nông dân sản xuất giỏi

 Đến ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hỏi thăm ai cũng biết anh Nguyễn Minh Thống (sinh năm 1956) người cựu chiến binh 7 năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh với mô hình "nuôi cá giống sạch".


<< < 156 157 158 159 160 > >>