00:00 Số lượt truy cập: 2669991
Nông dân sản xuất giỏi

Anh nông dân chế tạo máy bơm hỗn hợp

Đó là anh Vũ Thái Hưng (49 tuổi), nông dân ở xóm 1, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Công trình máy bơm hỗn hợp do anh Hưng chế tạo thành công đã đoạt giải thưởng “Sáng tạo khoa học Việt Nam” của Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam.


Triệu phú cam xoàn

Xuất thân từ một gia đình nông dân ở xã Tân Mỹ, Lấp Vò, Đồng Tháp, anh Nguyễn Hồng Hải, 36 tuổi, có mái tóc xoăn tít nên bà con địa phương gọi "Hải quắn", người rất ham mê trồng cây trái.


Cỗ máy mang thương hiệu nông dân

Anh Lâm Văn Mười ở ấp Hòa Thuận, xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) trở nên nổi tiếng nhờ cỗ máy phun thuốc bảo vệ thực vật. Lần đầu tiên xuất hiện, bà con vô cùng ngạc nhiên nhìn “vật thể lạ” thay con người làm công việc nặng nhọc. Nay xe phun thuốc của anh Mười đã trở thành cỗ máy hái ra tiền. Chỉ trong một năm, sản phẩm đã có mặt tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long... “Vật thể lạ" trên đồng


Một nông dân ở Đồng Nai chế biến thành công thức ăn cho bò sữa từ cây ngô để xuất khẩu

Ông Hồ Sáu ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã nghiên cứu và chế biến thành công thức ăn cho bò sữa từ thân cây ngô phục vụ xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao cho gia đình và những người nông dân quanh vùng. Chỉ trong 2 tháng qua, cơ sở của ông Hồ Sáu đã chế biến và xuất khẩu hơn 10 ngàn tấn thức ăn cho bò sữa sang châu Âu với giá 80 USD/ tấn.  


Nuôi cá bống tượng trong vèo

Ông Lộ Văn Minh ở ấp 3, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu bắt đầu nuôi cá bống tượng từ năm 2005. Do đối tượng nuôi mới, thiếu kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế mang lại năm đầu chưa cao.


Máy

Ngoài thời gian chăm bón vườn cây, đồi sắn, anh Trần Tâm ở ấp Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Thanh (Nhơn Trạch - Đồng Nai) lại mày mò tìm hiểu và cải tiến thành công máy xắt khoai mì (sắn) siêu tốc.


Chuyện về chủ

Ở huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình), nhiều người gọi anh là “vua bò” bởi anh chẳng nhớ mình có chính xác bao nhiêu con bò. Chỉ biết rằng, nông dân huyện miền núi còn nhiều khó khăn này và địa bàn lân cận đều được anh cho mượn trâu, bò để phát triển kinh tế. Từ “ngân hàng bò” của anh, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá - giàu...


Gương làm giàu của một gia đình giáo dân

 Vượt quãng đường chừng 20 km từ trung tâm huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chúng tôi tới thăm gia đình anh Lê Đức Bắc ở xóm Trung Nam, xã miền núi Quang Thành vào một chiều hè oi bức. Ra đón chúng tôi là một phụ nữ, dáng người mảnh dẻ với nụ cười tươi rói. Bắt tay chúng tôi, chị cho biết, anh Bắc - chồng chị đang kiểm tra ao cá giống để thay nước cho lứa cá rô phi 21 ngày tuổi - sản phẩm đầu tay của gia đình cho ấp nở.


Làm giàu từ loài hoa

Vừa dẫn chúng tôi đi thăm lan với hàng ngàn dò xanh mướt, chị Tạ Thị Chân, chủ một cơ sở trồng hoa lan có tiếng ở xã Đông La (Hoài Đức - Hà Nội) hồ hởi: “Vừa rồi, có người đặt vấn đề mua toàn bộ số lan trong vườn với giá 400 triệu đồng nhưng tôi không đồng ý. Tôi muốn lan của mình đến tay những người có lòng yêu lan thực sự, chứ không phải là những nhà kinh doanh chỉ biết kiếm lời”. Được biết, ở Đông La, những chủ vườn lan như chị Chân không phải là hiếm.


“Hai lúa” làm giàu

16 năm thực hiện Chương trình Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của TPHCM là cả một chặng đường dài với biết bao nỗ lực của chính quyền, của các đoàn thể, và của cả bản thân người nghèo. Có rất nhiều mô hình hay, cách làm sinh động nhưng trong khuôn khổ bài báo này, SGGP xin giới thiệu vài chân dung “Hai lúa” một thời nghèo khó đã vươn lên làm giàu.


<< < 160 161 162 163 164 > >>