00:00 Số lượt truy cập: 2666949
Nông dân sản xuất giỏi

Tuyên Quang: Làm giàu từ nuôi giun và kinh tế tổng hợp

Đã 3 năm liên tiếp, gia đình anh Nông Ngọc Dương ở thôn Gia Kè, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) thực hiện thành công mô hình nuôi giun Thái Bình 3 làm thức ăn nuôi cá, nuôi gia cầm và phát triển kinh tế tổng hợp. Đây là một mô hình khá mới đối với nông dân trong xã trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với chỉ độc canh cây lúa.


Nỗ lực vươn lên của một người Mông

Từ làm ruộng, trồng rừng và chăn nuôi, ông Phà A Sính, 47 tuổi, người Mông đã trở thành người giàu nhất bản Phìn Hồ, xã Nậm Xây (Văn Bàn - Lào Cai). Những gì ông làm được trên mảnh đất khắc nghiệt này thực sự là một kỳ tích.


Thoát nghèo nhờ... nhím

Từ một gia đình nghèo khó, bằng việc tìm tòi, áp dụng mô hình mới, gia đình anh Phạm Văn Lễ ở thôn Kei Joi, xã Đắk Xú (Ngọc Hồi - Kon Tum) đã thoát nghèo, vươn lên khá, giàu.


Người nông dân sáng tạo

Mới chỉ học hết bậc trung học cơ sở và chưa qua bất kỳ một trường lớp đào tạo kỹ thuật nào nhưng nhờ đam mê, sáng tạo, anh Đào Văn Huy ở thôn 1, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) đã chế tạo thành công dàn cày đất đa năng và cải tiến hàng loạt dụng cụ sản xuất nông nghiệp khác.


Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn

Người dân xã Liêm Truyền (Thanh Liêm - Hà Nam) luôn ca ngợi anh Phạm Ngọc Tuấn là người làm kinh tế giỏi. Hiện anh là chủ một trang trại rộng hơn 2,2ha, doanh thu lên đến hàng tỷ đồng/năm.


Từ làm mướn, thành tỷ phú

Ở xã vùng sâu huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sản xuất chủ yếu được hai vụ lúa trong năm. Mùa lũ về nơi đây như một biển nước vậy mà có một nông dân đã làm bờ bao 3,6 ha ngăn lũ để chăn nuôi, trồng trọt giữa rốn lũ đem lại nguồn thu mỗi năm gần tỷ đồng. Đó là anh Ngô Văn Bệ (Năm Bệ) ở ấp K9, xã Phú Đức, huyện Tam Nông.


Chuyện về một

Tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, từng có công việc ổn định ở thành phố nhưng dường như đó chưa phải là ước mơ của Nguyễn Thanh Tuấn. Phải mất vài năm lận đận, Tuấn mới thực hiện được tham vọng của mình, lập trang trại trên vùng đồi hoang hoá...


Người đầu tiên nhân giống nhím bạch thành công ở Tiền Giang

Sau 3 năm nuôi nhím và không ngừng tìm tòi học hỏi, cuối cùng ông Dương Quốc Hùng ở số 85, ấp 5, xã Đạo Thạch (TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) đã nhân giống thành công loài nhím bạch có giá trị kinh tế cao. Với giá bán gấp 4 lần nhím thường (11 - 12 triệu đồng/cặp), bình quân mỗi tháng ông bán 2 - 3 cặp nhím giống, thu lời 20 triệu đồng. Ông Hùng cũng là người đầu tiên ở Tiền Giang làm được việc này.


Ông già VAC

Mặc dù đã chuẩn bị bước sang tuổi 70 nhưng ông Đinh Văn Sấn ở xã Gia Vân (Gia Viễn - Ninh Bình) vẫn say mê làm kinh tế VAC. Mô hình kinh tế của ông mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng. Ông được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến với biệt danh “ông già VAC”.


Gặp những nông dân SX lúa giống

Giá giống lúa lai chưa hề có điểm dừng, nhiều hộ nông dân đã phải xoay xở đủ kiểu mới gom đủ tiền để mua mấy cân hạt giống. Nhiều địa phương đã tính đến việc phục tráng một số giống lúa thuần có năng suất và chất lượng cao cho nông dân, năm 2008 được sự giúp đỡ của Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc (NOMAFSI), nông dân nhiều nơi đã tự SX được hạt giống…


<< < 169 170 171 172 173 > >>