Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhân dân có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, thời gian qua nhân dân xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh. Đến nay 100% diện tích canh tác được trồng các loại cây cảnh, cây ăn quả như quất cảnh, quất quả, cam canh, cam Đông Tảo, bưởi ngọt, bưởi Diễn, nhãn lồng; nuôi bò lai sind, lợn nạc, các loại gia cầm như gà Đông Tảo, ngan Pháp... Tiêu biểu trong số đó là gia đình bà Hoàng Thị Huê chăn nuôi lợn hướng nạc, lợi nhuận lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Xã Suối Tiên (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc. Hiện nay, đàn bò có hơn 8.000 con, đàn heo 5.000 con, gà 5.000 - 6.000 con, song đều chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường ngày một phát triển, rác thải sinh hoạt trong chăn nuôi hoặc các công ty xí nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ảnh hưởng đến không khí và môi trường sống. Từ đó gia đình và bản thân ông Nguyễn Thái Sơn ở thôn Gò Mè đã có ý tưởng xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp khép kín (VAC) để không xả thải ra môi trường thiên nhiên, không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khu dân cư.
Thực hiện phong trào nông dân thi đua phát triển sản xuất, làm giàu cho gia đình và góp phần phát triển xã hội, nhiều nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tích đáng nể. Nổi bật trong số đó là anh Phạm Đình Dừa ở xã Yết Kiêu.
Hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phát động, nhiều hộ hội viên, nông dân đã chuyển đổi hình thức kinh tế từ cấy lúa truyền thống sang đào ao nuôi các loại đặc sản. Anh Vũ Tiến Lợi - hội viên nông dân xóm 7A Đông - xã Cồn Thoi - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình là một trong những hội viên chuyển đổi thành công mô hình lúa nước sang nuôi tôm thẻ chân trắng mỗi năm cho thu nhập 1 tỷ 200 triệu đồng.
Chỉ ít năm mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, phát triển kinh tế, anh Hoàng Công Minh, 28 tuổi ở thôn Tân Tài, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước, làm giàu từ sản xuất, kinh doanh giỏi, trong nhiều năm trở lại đây có rất nhiều những tấm gương, những điển hình tiên tiến được vinh danh. Anh Đỗ Văn Ảnh ở phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên là 1 trong 5 đại biểu đại diện cho tỉnh Hưng Yên vinh dự được nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.
Mô hình nuôi gà trên cát rất sáng tạo của ông Hoàng Công Điền ở xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho thu nhập cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
10 năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững luôn được các cấp Hội phát động và tổ chức có hiệu quả. Đến năm 2018, số hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 146.147 hộ, tăng 83.734 hộ so với năm 2008.
Mô hình kinh doanh dịch vụ, trồng cây ăn quả, bán cây giống các loại của ông Nguyễn Như Hảo ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, ông còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương.
Toàn xã Hòa Phong (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) hiện có trên 100 xưởng mộc lớn nhỏ. Trong đó tập trung nhiều ở các thôn Vân Dương, Thuần Mỹ, Phúc Miếu và Hòa Lạc. Những cơ sở này đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.700 lao động với mức thu nhập từ 3 triệu - 10 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của Hòa Phong được người tiêu dùng đánh giá là rất tinh xảo và chất lượng. Hộ của anh Phạm Thành Lợi là một trong số đó, không chỉ phát triển nghề mộc, anh còn nuôi thả cá với tổng doanh thu hàng năm gần 6 tỷ đồng, lãi khoảng 600 triệu đồng.