Đó là triệu phú Nguyễn Đình Long ở thôn Tam Phú, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong một lần đến tham quan Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, anh cùng một số người dân địa phương đã chọn mua giống cây thanh long ruột đỏ về trồng thử.
Theo mạng tin “Nhà ngoại giao”, Thái Lan - nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới - đang phải vật lộn với Hội chứng tôm chết sớm (EMS), một loại dịch bệnh ở tôm có thể khiến ngành thủy sản nước này thiệt hại 50 tỷ baht (1,54 tỷ USD).
Vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), nơi mà gần 2 năm qua ông được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội trợ giúp về kỹ thuật xây dựng trang trại chăn nuôi.
Anh Đoàn Thanh Nhàn (36 tuổi, ngụ ấp Thạnh Phú, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, An Giang) phất lên nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình đa canh trong sản xuất. Tuy còn trẻ nhưng anh đã được công nhận là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Trước khi gắn bó với gà, anh Nguyễn Văn Hòa (thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, TP.Hà Nội) đã có nhiều năm nuôi lợn, bò.
Nấm rơm là loại thực phẩm nếu biết chế biến sẽ có nhiều chất dinh dưỡng. Ở các nhà hàng hiện nay, nhiều món ăn thường được chế biến với nấm rơm để thực khách thêm ngon miệng. Nhiều người tiêu dùng cũng thích lựa chọn nấm rơm để chế biến món ăn cho gia đình mình, nhất là các món lẫu không thể thiếu nấm rơm. Mặc dù gần đây rơm nguyên liệu trồng nấm trở nên khan hiếm nhưng nghề trồng nấm vẫn phát triển với kỹ thuật trồng đạt đến mức cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Ẩn sau vẻ nhỏ nhắn của Hoàng Thị Thúy (dân tộc Tày) là một khát khao lập nghiệp cháy bỏng với tâm huyết tạo việc làm cho thanh niên địa phương.
Mô hình với vốn đầu tư ít, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ ổn định, còn tận dụng được khoảng trống xung quanh nhà làm bồn nuôi… Đó là những lợi thế làm nên hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong bể ny-lon của bà con phường Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên - An Giang).
Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.
Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.