00:00 Số lượt truy cập: 3229617
Nông dân sản xuất giỏi

Làm giàu từ nghề nuôi ong

Đến thôn Tân Tiến, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), hỏi thăm nhà ông Hoàng Minh Tân với nghề nuôi o­ng lấy mật không ai là không biết. Không chỉ là cái duyên mà với ông Tân, đó còn là tình yêu nghề bởi ông đã gắn bó với đàn o­ng từ nhiều năm nay. Cũng từ nghề này, gia đình ông trở nên khá giả và trở thành mô hình tiêu biểu, hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho nhiều hộ trong xã học tập.


Một mô hình trồng chuối tiêu hồng đạt hiệu quả cao

Nhìn vườn chuối tiêu hồng tại khối 10, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) của gia đình anh Lưu Mạnh Cường, với 100% cây đều cho buồng quả, có nhiều nải nặng trĩu, chắc nịch, đều đặn (có buồng nặng đến 45 kg), có lẽ ít ai nghĩ rằng vườn chuối này tính từ khi trồng đến thu hoạch chưa đầy một năm tuổi.


Nữ “tỷ phú” vùng cam

Trong cái se lạnh của những ngày đầu đông, chúng tôi về thăm mô hình trồng cam của hội viên Hội Phụ nữ thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) Lâm Thị Nụ. Với dáng vẻ thuần chất nhà nông, chị Nụ có vẻ "cứng" hơn cái tuổi 44 của mình. Nhưng qua câu chuyện ban đầu và tham quan vườn cam chín vàng của gia đình chị, chúng tôi mới cảm phục ý chí của người phụ nữ vùng cam này.


Gặp "ông trùm" bò sữa Suối Thông

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.


Hiệu quả từ chăn nuôi lợn gia công

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình - Thái Nguyên) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.


Vú sữa Lò rèn cho lợi nhuận cao

Dẫn chúng tôi tham quan vườn vú sữa đang bắt đầu cho trái, anh Phạm Văn Sơn (sinh năm 1979), ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang kể lại, sau khi lập gia đình vài năm, anh được cha mẹ cho 5.000 m2 đất vườn tạp. Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.


Thuận Hà (Đắk Nông): Hiệu quả cao từ cây bơ trái vụ

Năm 2009, ông Phạm Nga Chính ở thôn 4, xã Thuận Hà (Đắk Song - Đắk Nông) đã trồng 160 cây bơ trái vụ (bơ booth 7) với mục đích để chắn gió cho cà phê. Đến nay, số bơ đã trồng đang thu hoạch vụ thứ hai, ông thu về trên 700 triệu đồng.


Bình Định: Làm giàu nhờ biết kết hợp chăn nuôi và trồng trọt

Đó là ông Huỳnh Văn Trung – 52 tuổi ở thôn Phú Gia – xã Cát Tường – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định. Nhờ biết phát huy lợi thế đất đai của địa phương, cộng với bản tính cần cù, siêng năng, ông đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất đai để làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Tấm gương chăn nuôi, sản xuất giỏi của ông Huỳnh Văn Trung đáng để mọi người khâm phục và học tập, noi theo.


Thoát nghèo nhờ cây tiêu

Nằm ở phía tây nam của huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), xã Thái Thuỷ có diện tích đất tự nhiên 5.800ha, trong đó có 3.780 ha diện tích đất rừng, chiếm 2/3 diện tích toàn xã. Là xã nông nghiệp, nhưng điều kiện sản xuất không thuận lợi, nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Thái Thủy đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng tiêu, mang lại thu nhập tương đối cao...


Trở thành tỷ phú nhờ nuôi chim công

Năm 1987, anh Trần Văn Phương từ tỉnh Thái Bình vào Dak Lak lập nghiệp tại tổ dân phố 6, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột với đủ nghề, từ đi rừng, trồng đậu, trồng cà phê… nhưng cuộc sống vẫn chật vật, thiếu thốn.


<< < 78 79 80 81 82 > >>