Thời gian qua, bên cạnh sự hỗ trợ quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều hộ dân nghèo ở tỉnh Ninh Bình đã phát huy tinh thần vượt khó, vươn lên và trở thành gương sáng trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Phích hội viên chi hội Trường An, Hội Nông dân xã Trường Yên – Hoa Lư – Ninh Bình là một trong những điển hình đó.
Nhờ mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào cải tạo vườn nhãn đã già cỗi, đến nay gia đình ông Vũ Văn Dưỡng, 55 tuổi ở bản Hải Sơn II, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) đã có cuộc sống khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cách khu dân cư Thuỷ Khê khoảng 3 km là chốn đồng hoang, đất đai khô cằn, đã có thời chẳng ai ngó ngàng gì tới và không ai nghĩ trên vùng đất ấy lại biến thành một trang trại chăn nuôi và trồng trọt có quy mô lớn mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình anh Thái Minh Đức và chị Bùi Thị Loan ở thôn Thuỷ Khê, Gio Mỹ, Gio Linh (Quảng Trị) như ngày hôm nay.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội mang lại lợn nhuận choa gia đình ông gần 8 tỷ đồng năm 2014. Mô hình còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Từ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vận động mọi người dân tham gia khai thác, phát huy những tiềm năng thế mạnh của mỗi vùng để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và quê hương, hiện nay ở nhiều vùng quê của tỉnh Nam Định ngày càng xuất hiện những điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Anh Phạm Văn Hoàng ở xóm Trung Phú, thôn Sa Hạ, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng là một trong số đó.
Từ một người nghèo khó, phải đi làm mướn mới đủ tiền nuôi sống gia đình… đến nay, gia đình ông đã có “của ăn, của để” và giúp đỡ những người khó khăn. Đó là ông Nguyễn Văn Ân (ấp Thanh Đăng, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), 1 lão nông sản xuất - kinh doanh giỏi nhiều năm liền, với mô hình nuôi bò hiệu quả cao.
Nhờ vào chăn nuôi gà, từ một hộ nghèo ở địa phương, vợ chồng anh Trí (Phù Mỹ, Bình Định) trở thành nông dân trẻ sản xuất giỏi với thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Đó là ông Nguyễn Đăng Cường - Hội viên nông dân thôn Đồng Đông, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Sau nhiều năm lăn lộn với cây, với đất anh Phạm Nhân Ái ở thôn Mãn Xá Tây, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành đã chọn lọc và lai tạo thành công giống bưởi đỏ Ái Nhân. Đây là giống bưởi quý đã được anh đăng ký Bảo hộ giống cây trồng Quốc gia năm 2010. Giống bưởi đỏ Ái Nhân không chỉ là niềm tự hào của người tạo ra mà còn mở thêm hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân nơi đây.
Mô hình làm vườn, nuôi thủy sản, dịch vụ vận tải thức ăn thủy sản của gia đình ông Hà Tấn Tâm ở Thới Thạnh, phường Thới An, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Mô hình còn tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp tích cực cho địa phương.