Mô hình kinh tế trang trại, trong đó chủ yếu là nuôi tôm đã đem lại cho gia đình ông Thạch Cơne, ấp Kim Hòa, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nuôi ba ba Gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học - kỹ thuật vào việc nuôi cũng như chuồng trại một cách khoa học mà Ông Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình không những thành công với mô hình nuôi ba ba mà còn vươn lên trở thành triệu phú.
Chúng tôi tìm đến thăm trang trại tổng hợp lợn siêu và vịt trời của anh Hoàng Văn Điền - hội viên nông dân xóm 1, thôn Hồng Phong, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và không khỏi bất ngờ, ngạc nhiên với quy mô gần 2 ha lúc nào cũng thường trực từ 300 - 400 con lợn thịt 40 lợn nái, 5 lợn đực và hơn 2 vạn con vịt trời nhưng trang trại rất sạch sẽ không chút mùi hôi hám khó chịu nào.
Những năm gần đây, thị trường tiêu dùng chuyển hướng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã tạo điều kiện cho nghề trồng nấm phát triển mạnh, trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều loại cây trồng khác. Với ưu thế tận dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có tại địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, khai thác lao động nông nhàn, nhiều hộ nông dân Ninh Bình đã đầu tư trồng nấm đạt hiệu quả cao. Anh Nguyễn Đức Trọng - hội viên nông dân thôn Áng Sơn - xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một trong những nông dân điển hình.
Với nghị lực vượt khó, ham học hỏi tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình, Ông Nguyễn Văn Công, thôn Ngạc Thị, xã Phương Khoan (Sông Lô - Vĩnh Phúc) đã thành công trong mô hình nuôi ba ba, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
“Rau của tôi ứng dụng khoa học kỹ thuật, đúng quy trình khép kín nên rau rất sạch và đảm bảo an toàn là loại rau có địa chỉ tin cậy” đó là lời khẳng định của bà Nguyễn Thị Thuyên chủ mô hình trồng rau an toàn tại phố Nam Thịnh, phường Ninh Sơn, Thành Phố Ninh Bình.
Thực hiện mô hình nuôi ếch bằng bể lót bạt mới gần 3 năm, nhưng hiện nay ông Nguyễn Văn Ngọc ngụ ấp Long Hưng, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng mô hình chăn nuôi này gồm 18 bể, diện tích từ 8 - 12m2/bể, với gần 18.000 con ếch thịt và 20 con ếch bố mẹ.
Mấy năm gần đây, mỗi năm gia đình ông Ngô Xuân Tùng ở thôn Trại Đồi, xã Minh Đức, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có khoản lãi khoảng 400 triệu đồng nhờ nuôi gà Đông Tảo.
Nhắc đến giống gà xương đen của người Mông, mọi người xa gần đều biết về những ưu điểm của loại gà đặc sản này. Thế nhưng để phát triển chăn nuôi giống gà này thành hàng hóa ở vùng Cao nguyên đá thì khó lại càng chồng khó bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bình thường, các hộ ở đây chỉ nuôi rải rác vài con để phục vụ nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên, người thanh niên dân tộc Mông, Giàng Mí Sò, ở thôn Pù Trừ Lủng, xã Sủng Là (Đồng Văn, Hà Giang), đã thành công trong việc nuôi giống gà xương đen bản địa thành hàng hóa.
Sau nhiều lần đầu tư cho chăn nuôi với nhiều loại con giống vật nuôi khác nhau, từ lợn, gà, cá rồi cả trâu bò, đến nay anh Nguyễn Đăng Sang ở thôn Xuân Lê, xã Xuân Lâm, Thuận Thành (Bắc Ninh) đang phát triển mô hình mới, vừa áp dụng đầu tư ao nuôi thả cá, nuôi trâu bò vừa mở rộng nuôi dê theo hình thức trang trại.