Bị sốt bại liệt từ nhỏ, thân hình không được trọn vẹn, nhưng với sự cần lao và nghị lực vượt khó, ông Đỗ Thanh Hồng, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã vượt khó vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền, ông được tuyên dương nông dân sản xuất, kinh giỏi cấp tỉnh.
Giữa năm 2015, anh Trần Quý Hòa ở thôn Chi Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) bắt đầu nuôi thỏ. Với đàn thỏ ban đầu chỉ 20 con, đến nay đàn thỏ nhà anh Hòa đã phát triển lên hơn 100 con thỏ mẹ.
Có thể gọi anh Bùi Hữu Huế ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy là một “điền chủ” kiểu mới, khi anh có diện tích sản xuất lúa lên đến gần 7 ha cả ở Lệ Thủy và TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Anh còn làm chủ 5 máy kéo làm đất, 1 máy gặt đập liên hợp và một khu chăn nuôi tổng hợp hơn 1 ha cho doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi nhánh Hòa Vang.
Dạo quanh nhiều khu chợ lớn ở Quảng Bình như chợ Quán Hàu, chợ Đồng Hới, chợ Hoàn Lão, người mua sẽ bắt gặp nhiều người bày bán chim bồ câu non, loại gia cầm mà nhiều người vẫn thích mua về nấu cháo tẩm bổ cho người ốm và trẻ con. Hỏi về nguồn gốc của mặt hàng đặc biệt này, tôi được biết có một nơi hàng ngày xuất bán khá nhiều bồ câu non, đó là trại nuôi của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Sống ở vùng quê ven đê sông Lô, anh Trần Ngọc Hà, xã Tử Đà (Phù Ninh) đã tận dụng lợi thế địa phương khi có nhiều vùng trũng, ao hồ rộng lớn để phát triển nghề nuôi cá cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Điều đáng quý, từ kinh nghiệm chăn nuôi của mình, anh Hà còn giúp cho nhiều gia đình khác có điều kiện phát triển nghề nuôi cá cả về vốn, con giống, kỹ thuật...
Ở xã Phú Thượng (Võ Nhai), ngoài các cá nhân điển hình trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ còn xuất hiện gương ông Nguyễn Văn Long, xóm Suối Cạn làm kinh tế giỏi từ mô hình sản xuất tăm hương.
Nuôi vịt an toàn sinh học thay cho hình thức chạy đồng trước kia là sự lựa chọn tất yếu của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long bởi dễ bán và bán với giá cao. Ở ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh (Châu Phú - An Giang), ông Võ Tấn Hải mỗi năm xuất bán hàng chục ngàn con vịt từ mô hình nuôi an toàn, thu lợi nhuận gần một tỷ đồng.
Lâu nay, thường chỉ thấy nói đàn ông mê và chơi cây cảnh. Ấy vậy mà, ở làng Ba Đa, xã Phú Nghĩa (TP. Đồng Hới - Quảng Bình) có một vườn cây trị giá hàng chục tỷ đồng... mà chủ nhân của nó lại là một phụ nữ chị Đào Thị Nghiệm.
Mười năm về trước người dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì (Hà Nội) vẫn sống trong cảnh khó khăn, đói nghèo, lạc hậu. Những năm gần đây nhiều hộ gia đình đã bắt đầu ăn nên làm ra, có của ăn của để nhờ phong trào chăn nuôi bò thịt.