Đến Lương Mông, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Ba Chẽ, chúng tôi đã được gặp anh Nguyễn Thái Phong, thôn Xóm Mới. Qua câu chuyện, anh Phong cho biết: Là một xã rất khó khăn, đời sống các hộ dân chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi và trồng rừng.
27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.
Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.
Nghe bà con Vân Kiều ở xã Trường Xuân ca ngợi và kể nhiều về chuyện làm giàu Hồ Lịch (tên gọi khác là Hồ Soa) đã lâu, nhưng tại Đại hội Đảng bộ xã Trường Xuân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, tôi mới có dịp trò chuyện và hiểu thêm về chuyện làm giàu của anh.
Mặc dù đã có cuộc hẹn từ tối hôm trước, nhưng khi xe chúng tôi lên được đến Bản Lầu (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) thì ông Thào Diu đã lên rẫy được cả tiếng đồng hồ.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm lao động miệt mài, gia đình ông Vũ Văn Giăng ở thôn Kim Chung 2, xã Phiêng Khoài (Yên Châu- Sơn La) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.
Đến với nghề chơi kiểng từ niềm đam mê bình thường như những người khác trước một cây kiểng đẹp, dần dần chính niềm đam mê đó đã thôi thúc anh Nguyễn Đình Tâm ở ấp Bình Tịnh, xã Hòa Tịnh (Mang Thít, Vĩnh Long) mày mò, sáng tạo, tìm hiểu thêm qua sách vở và học hỏi kinh nghiệm từ những nghệ nhân đi trước dần dần đạt đến trình độ nghệ nhân .
Tận dụng khí biogas ở trại chăn nuôi lợn để chạy máy phát điện, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Dục ở thôn Đoàn Kết, xã Giang Điền thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã sản xuất và tiêu thụ được hàng chục máy phát điện bán cho các trang trại chăn nuôi.
Cách đây gần 15 năm về trước, khi ra riêng anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi) ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chỉ có đôi bàn tay trắng ngoài miếng đất nhỏ cất nhà lá ở tạm.
Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.