00:00 Số lượt truy cập: 3233990

Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng: Cùng nhau thoát nghèo 

Được đăng : 03/11/2016
Với những mô hình khác nhau, số vốn có khi chỉ vài trăm nghìn đồng, Câu lạc bộ Sinh kế cộng đồng nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và quản lý cộng đồng của Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã giúp nhiều người dân Phú Thọ thoát nghèo.

Được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, nhiều gia đình ở Phú Thọ đã thoát nghèo.

Làm giàu không có

 

Ông Hoàng Văn Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Sinh kế cộng đồng Võ Miếu (Thanh Sơn) tâm sự: “Sau 3 năm hình thành, CLB đã có 98 hội viên. Chúng tôi cùng nhau xây dựng nhiều mô hình như: cải tạo giống chè thoái hóa, trồng mía tím, trồng lạc giống mới, nuôi rô phi đơn tính, trồng chè an toàn...”.

CLB Chè an toàn ở Võ Miếu có 10 hộ tham gia, giá trị thu nhập đạt 55, 4 triệu đồng/ha; mô hình nuôi gà thả vườn có 70 hộ tham gia. Ông Nguyễn Văn Tuất ở khu 2, xã Đồng Xuân (Thanh Ba) khiến người dân trong khu ngạc nhiên vì gia đình giàu lên rất nhanh. Tìm hiểu mới rõ, từ ngày tham gia CLB Sinh kế cộng đồng của xã (11/2006), ông được tập huấn kỹ thuật trồng lúa, chè, rau màu... Từ đó, ông cải tạo 1.000m2 ao nuôi cá, đầu tư xây hệ thống chuồng trại, nuôi 20-45 con lợn /lứa, tổng thu nhập đạt gần 70 triệu đồng /năm. “Từ khi áp dụng mô hình thả cá rô phi

Dự án Câu lạc bộ Sinh kế cộng đồng được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ triển khai từ năm 2006-2009. Đã có 7 huyện với 30 xã của Phú Thọ tổ chức được 30 Câu lạc bộ Sinh kế với 2.139 hội viên; trong đó có 1.541 hội viên nữ, 855 hội viên nghèo, 390 hội viên là người dân tộc.

đơn tính kết hợp nuôi lợn thịt, gia đình tôi đã xóa được nghèo”, ông Tuất tâm sự.

 

Hãy làm những điều mình nghĩ

 

Bà Nguyễn Phương Nga, cán bộ dự án của SRD nhấn mạnh: “Chúng tôi chỉ cho nông dân cần câu, họ phải tự tìm cách câu cá. Nhiều gia đình làm theo hướng dẫn đã thoát nghèo”.Ông Lê Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban Dự án Sinh kế cộng đồng của tỉnh cho rằng, những CLB này hình thành không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế mà còn giúp nâng cao năng lực cho những người tham gia, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ. Họ đã được tiếp cận, sử dụng các nguồn lực địa phương để phát triển kinh tế.

Tham gia CLB, bà con được tập huấn các kỹ năng như cách tiếp cận ngân hàng, các chính sách ưu đãi, các quy chế cho vay, hỗ trợ lãi suất... Họ cũng được hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch sinh kế dựa trên số vốn vay của ngân hàng, được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Tuy nhiên, theo bà Nga, mặc dù có những thành công nhất định, dự án cũng gặp không ít khó khăn, nhất là vốn. Ngoài ra, các sản phẩm của nông dân vẫn chưa có đầu ra, chưa có cơ quan nào đứng ra chứng nhận chất lượng sản phẩm để bà con có được hợp đồng tiêu thụ từ các doanh nghiệp. “Vì thế, thời gian tới, chúng tôi sẽ chú trọng 2 lĩnh vực, đó là: hỗ trợ phát triển theo ngành hàng, quản lý và sử dụng đất có sự tham gia của người dân”, bà Nga nhấn mạnh.