00:00 Số lượt truy cập: 2691035

Giá tôm sú nguyên liệu ở ĐBSCL giảm: Chỉ giảm tạm thời? 

Được đăng : 03/11/2016
Từ đầu tháng 10 đến nay, giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục sụt giảm. Tại các tỉnh: Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang... giá tôm sú nguyên liệu cũng giảm: giá tôm loại 30 con/kg còn ở mức từ 94.000-100.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giảm còn từ 71.000-76.000 đồng/kg, giảm khoảng 6.000-8.000 đồng/kg so với đầu tháng 10... Riêng tại tỉnh Bạc Liêu, giá tôm sú giảm mạnh nhất, với giá tôm loại 30 con/kg giảm chỉ còn 90.000 đồng/kg, tôm loại 40 con/kg giá 60.000-65.000 đồng/kg, mức giảm khoảng 30.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá tôm nguyên liệu giảm do ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch tôm nuôi, sản lượng nhiều trong khi tình hình xuất khẩu tôm gặp khó khăn do đụng hàng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc. Thêm vào đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu còn tồn kho một lượng lớn tôm nguyên liệu nên hạn chế mua vào. Ở Bạc Liêu, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh do sản lượng tôm thu hoạch nhiều với khoảng 70-80% là tôm cỡ 40 con/kg trong khi 9 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong tỉnh còn tồn hàng trăm tấn tôm nguyên liệu cỡ này. Hầu hết các doanh nghiệp quy mô không lớn nên không có điều kiện thu mua tôm dự trữ để giảm bớt thiệt hại cho nông dân nuôi tôm. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, nông dân nuôi tôm chắc chắc bị lỗ do chi phí thức ăn và thuốc thú y cho tôm đã tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Cà Mau cũng cho biết các doanh nghiệp này đã dự trữ đủ nguồn tôm nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường mùa Noel nên cũng hạn chế mua vào.

Tại Kiên Giang, tình hình chế biến tôm xuất khẩu trong hơn 9 tháng đầu năm 2007 của các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn, tình hình xuất khẩu tôm chựng lại trong nhiều tháng qua. Tính đến tháng 9-2007, giá trị xuất khẩu tôm đông của tỉnh chỉ đạt 135 triệu USD, bằng 1/2 so với kế hoạch. Nhiều doanh nghiệp chế biến thu mua phần lớn nguyên liệu ngoài tỉnh về chế biến nên nguồn tôm nguyên liệu tại địa phương đã dư thừa lại không có chỗ tiêu thụ. Trong khi sản lượng tôm của các hộ nuôi ước tính cung cấp trên 27.000 tấn trong năm 2007.

Ông Huỳnh Văn Gành, Giám đốc Sở Thủy sản Kiên Giang, cho biết: Do thị trường gặp khó, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tại Kiên Giang chỉ hoạt động 50% công suất nên nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương bị dư thừa. Nhưng hiện nay, tình hình xuất khẩu tôm đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại do nhiều doanh nghiệp đã được cấp phép xuất khẩu sang EU trở lại mà khỏi phải kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Nhiều hợp đồng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 cũng đã được ký kết...”.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhận định: Khả năng từ nay đến cuối tháng 10-2007, giá tôm nguyên liệu khó tăng trở lại. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại vào những tháng cuối năm do sản lượng tôm thu hoạch giảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu đã giao hàng xong các hợp đồng cuối năm và tiến hành thu mua tôm vào để chuẩn bị sản xuất phục vụ cho các hợp đồng 6 tháng đầu năm 2008.