00:00 Số lượt truy cập: 2638517

Giải pháp giúp lúa đối phó tốt với bọ trĩ và đạo ôn 

Được đăng : 03/11/2016
Kết quả thực nghiệm của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đồng Tháp Mười (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam) cho thấy, sản phẩm K-Humate do Công ty Vinacal Hoa Kỳ sản xuất, ngoài tác dụng giúp cây lúa phát triển tốt, chống chịu cao, tăng năng suất, còn là giải pháp phối hợp phòng trị bọ trĩ và đạo ôn gây hại trên ruộng lúa hiệu quả.

Ông Sửu đang phun phân K-Humate cho ruộng lúa của mình (Ảnh: T.T)


Giúp lúa phục hồi nhanh

Qua thực nghiệm và đối chứng tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đồng Tháp Mười, K-Humate không làm tăng chất đạm trên thân lá nên không tạo ra sự dư đạm, hạn chế điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh tấn công lúa. Lượng lân và kali cao tăng khả năng thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường như phèn, ngộ độc hữu cơ, khô hạn… Hàm lượng acid humic cao có tác dụng như chất kích kháng với bệnh đạo ôn nên tác dụng rõ rệt tăng khả năng chống chịu của lúa với loại bệnh này và cả bệnh đốm vằn, mức độ bệnh xuất hiện và gây hại nhẹ hơn so với không sử dụng.

Kết quả nghiên cứu mới đây do KS. Hồ Thị Châu (Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đồng Tháp Mười) thực hiện về ảnh hưởng của K-Humate (Vinacal Hoa Kỳ) đến bệnh đạo ôn vùng Đồng Tháp Mười cho thấy, khi sử dụng thuốc Beam 75 WP kết hợp với K-Humate cho kết quả phòng trị tốt hơn. Trường hợp không dùng thuốc trị bệnh đạo ôn, phun K-Humate vẫn làm giảm tỷ lệ bệnh vào trước khi thu hoạch so với đối chứng (giảm khoảng 9% tỷ lệ bệnh). Phân bón lá K-Humate có tác dụng tăng khả năng chống bệnh đạo ôn trên lúa. Ngoài ra, khi phun kết hợp sẽ cho số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt vàng sáng cao nhất, tăng chất lượng lúa hàng hóa thêm 0,47 tấn/ha (12,3%), hiệu quả vượt trội hơn nếu phối hợp với Beam 75 WP cho năng suất tăng 1,62 tấn/ha (42,4%).

ThS. Nguyễn Viết Cường, giám đốc trung tâm cho biết, để hạn chế sự xuất hiện và gây hại của bọ trĩ trên lúa nếu được phun K-Humate ngay giai đoạn lúa 7 ngày sau sạ. Khi phối hợp với thuốc trừ bệnh như Beam 75 WP cho tác dụng rất tốt so với chỉ dùng thuốc trừ bệnh đơn thuần. Tăng khả năng hồi phục sau khi cây bị bệnh ở các giai đoạn lúa đẻ nhánh, con gái, đứng cái, làm đòng. Sản phẩm còn có tác dụng tương tự khi phối hợp với nhiều loại thuốc trị bệnh đạo ôn khác. Theo ThS. Cường, chỉ sử dụng K-Humate từ đầu đến cuối vụ, không cần sử dụng phân bón lá nào khác giúp nhà nông giảm 10 - 15% phân đạm (tiết kiệm đạm, giảm áp lực sâu bệnh nên hạn chế số lần phun thuốc). Sản phẩm không gây độc hại, thích hợp sản xuất lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn GAP.

Gắn bó cùng K-Humate

K-Humate của Công ty Vinacal Hoa Kỳ được nông dân trồng lúa Đồng Tháp Mười sử dụng hơn 10 năm qua như một giải pháp hiệu quả giúp cho cây lúa khỏe mạnh, tăng chống chịu và tăng sản lượng. Hạt lúa vàng sáng được thương lái ưa chuộng, mua giá cao hơn 100 - 200 đồng/kg. Ra thăm đồng giữa cái nắng ban trưa gay gắt vùng biên giới, ông Bùi Huy Sửu (xã Tiên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) tấm tắc khoe ruộng lúa nhà mình “đẹp như mơ”. Ông Sửu không nhớ mình sử dụng K-Humate bao nhiêu mùa lúa mà chỉ nhớ hồi đứa con ông học lớp 5 - lớp 6, bây giờ là sinh viên đại học. “Thời tiết thay đổi nhiều lắm, bọ trĩ xuất hiện gây hại thường xuyên, sử dụng K-Humate kết hợp thuốc trừ bệnh phun sau một đêm là thấy khác rồi, hiệu quả thấy rõ, cây lúa phục hồi nhanh lắm chú ơi” - ông Sửu chia sẻ như một bí quyết phòng trị bọ trĩ vùng đất này. Vụ mùa thiếu nước, đồng khô hạn không bón phân được, ông sử dụng K-Humate như giải pháp giữ cây lúa “đứng vững”, chống chịu tốt hơn. Giàn lúa cứng cây, chống chịu đạo ôn tốt, năng suất cao. Ông băn khoăn, phân bón lá bây giờ quá nhiều, nhất là sản phẩm “ăn theo” “K-Humate” tràn lan mà chất lượng không bao nhiêu. Chính trăn trở đó mà ông tâm đắc với K-Humate do Công ty Vinacal Hoa Kỳ sản xuất, theo ông, nó vừa túi tiền nông dân mà hiệu quả cao.

Còn ông Hoàng Minh Lệ (ấp Rạch Mây, xã Tiên Bình, H. Vĩnh Hưng, Long An) chậm rãi kể về kinh nghiệm làm lúa của mình, ngót 10 năm ông sử dụng K-Humate, đơn giản một điều là ruộng lúa của ông luôn tốt, vụ đông xuân từ 9 - 10 tấn/ha trở lên, hè thu cũng 7 tấn/ha. Ông Lệ “khoái” nhất khi nhìn ruộng lúa xanh mơn mởn, không biểu hiện “ủ rũ”. Không chỉ phun K-Humate theo khuyến cáo, ông còn khám phá tác dụng tuyệt vời khi phun hạt giống sau ủ, giúp cây mạ lên tốt hơn. Trước áp lực bệnh tấn công, ông có thể kết hợp K-Humate với bất cứ loại nào, hiệu lực tăng rõ.

Giai đoạn rầy nâu hoành hành, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đồng Tháp Mười thử nghiệm K-Humate khi ruộng lúa bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh, phun lần 2 sau đó 15 ngày và lần 3 vào giai đoạn trổ có tác dụng khôi phục quần thể ruộng lúa nhiễm bệnh khá tốt; tăng số dảnh hữu hiệu, tăng số hạt chắc trên bông và tăng trọng lượng, góp phần tăng năng suất. Dù không có tác dụng phòng trừ bệnh nhưng có tác dụng tốt trong việc khôi phục và tăng năng suất trên các ruộng lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Các công thức thử nghiệm có sử dụng K-Humate cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với công thức sử dụng phân bón lá khác, tăng từ 1.196 - 3.020 triệu đồng/ha so với đối chứng không phun phân bón lá.