00:00 Số lượt truy cập: 2692084
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Hàng loạt DNXK gạo sẽ bị "bật bãi"

* Đến hạn, may ra chỉ 80/khoảng 270 DN được cấp "giấy thông hành"


Phép thử phân sinh học WEHG trên cây ca cao

Từ lâu, phân sinh học WEHG của Công ty cổ phần Thế giới thông minh đã trở thành sản phẩm quen thuộc với nhiều loại cây trồng. Lần này, Công ty quyết định chọn phép thử khó khăn hơn khi ứng dụng loại phân này trong chăm sóc ca cao. Thật bất ngờ khi kết quả đem lại khiến cả nhà sản xuất lẫn nông dân đều hài lòng.


Long đong phận sắn: Hai bộ cùng quản lý

Sắn đang được Bộ Công Thương chọn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cần phải đẩy mạnh mở rộng diện tích. Trong khi đó, với việc nông dân nhiều địa phương ồ ạt phá rừng trồng sắn, Bộ Nông nghiệp và PTNT lại đưa loại cây này vào "diện" cần phải hạn chế mở rộng diện tích. Sự thiếu phối hợp giữa hai bộ đang khiến người dân không biết đâu mà lần...


Gia Lai: Nuôi lươn mở hướng làm ăn mới cho một vùng quê

Xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là vùng nông nghiệp có nhiều diện tích ao hồ rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thu nhập trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai mô hình nuôi lươn tại làng Kte, xã Ia Yeng.


Nông dân Triệu Phước chung tay vượt khó

Bằng ý chí vượt khó thoát đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, cán bộ, người dân vùng tôm xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và nhiều vùng quê nghèo miền trung đang chung sức, chung lòng vượt qua thời kỳ khó khăn khi giá nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất đều tăng cao.


Vĩnh Hảo thoát nghèo nhờ cây trôm

Trôm vốn là loại cây rừng gần gũi với người dân ở xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), mủ cây trôm được người dân dùng làm thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Hiện nay, mủ trôm luôn "hút hàng" và trôm trở thành cây trồng chủ lực, đạt hiệu quả kinh tế cao ở Vĩnh Hảo.


Sử dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL

Theo các nhà khoa học, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Bên cạnh đó, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo vào khoảng 50%…


Thực phẩm đội giá do đâu?

* Không hề có lợn xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái 


Trồng dâu tằm, lãi gấp 4 trồng lúa

Kén ngày càng có giá, nghề trồng dâu nuôi tằm ở nhiều địa phương đang dần được khôi phục và phát triển tốt. Ở xã Quảng Châu, TP Hưng Yên (Hưng Yên), trồng dâu nuôi tằm đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. 


Đua nhau trồng mít, lợi ít hại nhiều

Trong những ngày này, về miệt vườn Cai Lậy, Tiền Giang mọi người đều nghe nhà nông xôn xao bàn chuyện trồng mít... làm giàu.


<< < 167 168 169 170 171 > >>