00:00 Số lượt truy cập: 3229010
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Băm nát Vườn quốc gia để trồng nông sản

Thật không thể tin rằng, bên trong vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, nơi được “bảo vệ nghiêm ngặt” cả ngày lẫn đêm bởi lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng và cả bộ đội biên phòng lại đang bị phá nát. Hàng trăm ha rừng tự nhiên với nhiều loài gỗ quí bị “ép” chết để lấy mặt bằng trồng cây keo, cao su, khoai mì… 


AMI-AMIα CHO KHÓM TÂN PHƯỚC BỘI THU QUANH NĂM

Với đặc trưng của vùng sinh thái ngập phèn, ở huyện Tân Phước, Tiền Giang khóm là loại cây chủ lực phát triển kinh tế. Với diện tích trồng khóm tại Tân Phước hiện khoảng 13.000 ha, 3 năm nay người trồng khóm có thu nhập khá nhờ giá ổn định ở mức cao. 


Thị trường thức ăn chăn nuôi: Sân chơi dành cho "mác ngoại"

Cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), trong đó 80% là doanh nghiệp (DN) nội, còn lại là DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy số lượng ít nhưng các DN ngoại lại có thể cung cấp tới 63% tổng sản lượng TĂCN. Điều này khiến DN nội phải gồng sức để cạnh tranh.


Chăn nuôi lớn - Chuyện xa vời

Phương thức chăn nuôi nhỏ đã đang gây ra những hệ lụy lớn. Định hướng phát triển một nền chăn nuôi tập trung đã được các cơ quan quản lý nhà nước đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực đến nay, phát triển chăn nuôi tập trung vẫn đang... dậm chân tại chỗ. NNVN triển khai chuyên đề "Chăn nuôi sản xuất lớn-chuyện xa vời" với mong muốn nhận diện thực trạng, tìm ra những nút thắt và một số kiến giải để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của vấn đề này.


Trồng ớt trên cát trắng

Nhằm tìm ra những loại cây trồng thích nghi tốt với việc biến đổi khí hậu, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung phối hợp với huyện Hải Lăng, thực hiện dự án trồng cây ớt trên đất cát trắng ở xã Hải Quế. Sau hai năm thực hiện dự án, cái được lớn nhất là người nông dân đã chủ động, sáng tạo tìm ra những mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, linh hoạt, có giá trị kinh tế cao.


Đồng Nai: Để cây điều phát triển bền vững hơn

Là quốc gia xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, nhưng mấy năm gần đây diện tích cây điều ở Việt Nam bị giảm mạnh. Hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, nơi trồng điều lớn nhất nước đang phải đối mặt với tình trạng nông dân chặt bỏ điều để trồng cao su, cây ăn trái do hiệu quả kinh tế cây này chưa hấp dẫn.


Trồng cao su vùng đất trũng, thấp: Coi chừng vỡ mộng

Trong mấy năm trở lại đây, phong trào trồng cao su tiểu điền (CSTĐ) tại Bình Dương phát triển hết sức mạnh mẽ. Trước lợi nhuận cao của loại cây trồng này nhiều nông dân đã bất chấp những quy luật sinh trưởng của cây cao su (CS) mà trồng loại cây này xuống vùng đất thấp, trũng nước và hệ quả của nó thì khó lường.


Sản xuất lớn để nâng giá trị hạt gạo

Ngày 13-6, tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững”. Hội thảo quy tụ nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, đại diện bộ ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL, doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo và những nông dân trồng lúa giỏi cùng tham gia bàn thảo hướng phát triển lúa gạo bền vững.


Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Bình Thuận

 Hàng trăm người dân thuộc xã Lộc Nam (Bảo Lâm - Lâm Đồng) đang có nguy cơ trắng tay vì diện tích đất mà họ nhận chuyển nhượng, canh tác bấy lâu nay đã bị Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) La Ngà (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận) thu hồi để trồng rừng mà không hề có chính sách đền bù.


Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và mở rộng diện tích SX theo quy trình VIETGAP: Cần làm tốt vấn đề đầu ra

Trước tình hình khó khăn về vốn do không thể vay được từ các ngân hàng, trong khi đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh, một số hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh nông sản có giấy chứng nhận sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP) đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì một mặt không níu giữ được xã viên, mặt khác buộc phải tập trung sản xuất để giữ bạn hàng.


<< < 165 166 167 168 169 > >>