Ðược biết, những năm qua một số nông dân ở Thái Thụy (Thái Bình) đã cải tạo ao đầm đưa cá lóc bông về nuôi thử nghiệm, cá phát triển tốt, bước đầu thành công và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, các mô hình nuôi vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch tạo thành vùng sản xuất tập trung và thành phong trào mạnh. Vì vậy, mô hình thử nghiệm “Nuôi cá lóc bông thương phẩm trong đầm chuyển đổi nước ngọt” được thực hiện lần này góp phần mở ra hướng nuôi đối tượng thủy sản mới cho nhiều nông dân.
Thực hiện đề án sản xuất cây vụ đông nhằm tăng năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp, vụ đông 2011 - 2012, tỉnh Thái Bình gieo trồng hơn 36 nghìn ha các loại rau, đậu tương và khoai tây... Nếu vụ đông trước người trồng trúng mùa được giá, thì năm nay, cây vụ đông đã trở thành bi kịch của nhiều gia đình...
Hơn một tháng qua, tôm hùm nuôi trong lồng, bè chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Tình trạng này vẫn chưa dừng lại, hàng trăm hộ dân có nguy cơ trắng tay. Tôm hùm chết xảy ra tại hai vùng nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh Phú Yên, là đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu và vịnh Vũng Rô Xuân thuộc huyện Ðông Hòa.
Thời gian qua, nhiều loại rau quả của An Giang đã có chỗ đứng trên thị trường ngoài nước, nhất là thị trường Cam-pu-chia. Tuy nhiên, việc xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, lợi nhuận mang lại không cao. Thực tế đang đòi hỏi cần nhanh chóng hình thành chợ đầu mối nông sản xuất khẩu sang thị trường Cam-pu-chia.
Sau trận đại dịch đầu năm 2009 làm khoảng 4.000 tấn vẹm xanh của người dân xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) bị chết, đến nay nghề nuôi vẹm trên đầm Nha Phu đã dần hồi phục.
Với hai nhánh sông Chày, sông Son chảy qua địa bàn xã có chiều dài gần 12 km, Sơn Trạch (Bố Trạch- Quảng Bình) có điều kiện khá thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông.
Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.
Tại buổi tổng kết ngành điều mới đây ở TPHCM, ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, chất lượng hạt điều Việt Nam (VN), đặc biệt là vùng nguyên liệu tập trung lớn nhất nước là Bình Phước, được khách hàng nước ngoài đánh giá, thuộc hàng nhất, nhì thế giới.
Nuôi tôm nước lợ và trồng lúa cao sản được Trung tâm KN- KN Cà Mau xác định là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Vì vậy đã tập trung đầu tư phát triển mạnh hai lĩnh vực này và mang lại hiệu quả cao.
Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…