00:00 Số lượt truy cập: 3230005
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Đưa càphê trở thành cây công nghiệp chủ lực ở Mường Ảng

Năm 2007, huyện Mường Ảng (Điện Biên) có 388ha càphê, chủ yếu do Công ty Cây công nghiệp Điện Biên quản lý. Xác định càphê là cây trồng thế mạnh, những năm gần đây, Mường Ảng đã chú trọng xây dựng vùng chuyên canh càphê gắn với công nghiệp chế biến sâu, góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.


Áp dụng VietGAP: Người làm vườn Châu Thành “sống khỏe”

Năm 1994, phong trào trồng cây ăn trái ở Châu Thành (Bến Tre) bắt đầu phát triển. Đến nay, tổng diện tích vườn cây ăn trái của huyện đạt 9.000ha, gồm 4 loại chủ yếu là bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, sầu riêng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhà vườn trong huyện đã quyết tâm “làm mới” sản phẩm bằng sản xuất theo quy trình VietGAP.


Kinh tế nông nghiệp - bệ phóng của Quảng Trị

Tại thời điểm này có thể khẳng định kinh tế Quảng Trị năm 2012 tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định 8% nhờ đầu tư có chiều sâu vào nông nghiệp - nông thôn và nông dân để phát triển bền vững.


Nhân rộng mô hình sản xuất cá + lúa ở vùng ngập lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.


Giúp nông dân Thanh Chương thoát nghèo

Cho đến thời điểm này, Nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương có 9 năm liên tục giữ được mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, đời sống người lao động năm sau luôn cao hơn so năm trước. Riêng năm 2012, công suất nhà máy đạt 700 tấn sắn củ/ngày, doanh thu trên 300 tỷ đồng, nộp ngân sách 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động 4 triệu đồng/người/tháng.


Phúc Trạch: Thu 21,5 tỷ đồng/năm từ kinh tế vườn, trang trại

Xã Phúc Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh) có 2.395,8ha đất lâm nghiệp, 685,42ha đất trồng cây hàng năm và lâu năm nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Để phát huy tiềm năng, lợi thế này, những năm qua, xã đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân chú trọng phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.


Cá lóc cứu... người nuôi cá tra

Nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rơi vào cảnh ảm đạm khi cá tra liên tục mất giá, người nuôi treo ao, phá sản. Một số nông dân chuyển từ nuôi cá tra sang nuôi cá lóc đã đạt hiệu quả khá cao.


Bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở Yên Phong

Gần Thủ đô Hà Nội, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có vị thế "ngã năm, mặt tiền". Huyện tiếp giáp Sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở điểm nút giao thông về cảng nước sâu Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh. Từ đây đi Hải Phòng sang Thái Nguyên, lên Lạng Sơn đều thuận lợi.


HND tỉnh Hà Giang: Hiệu quả xây dựng mô hình về thâm canh cây trồng, vật nuôi

Thực hiện sự chỉ đạo của TƯ Hội Nông dân Việt Nam về tăng cường hoạt động của các cấp Hội trong lĩnh vực khoa học công nghệ; Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Sở Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2011 - 2015.


Làng hoa Thái Phiên sẵn sàng đón xuân

Những ngày này, người dân làng hoa Thái Phiên (TP.Đà Lạt - Lâm Đồng) đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cung ứng ra thị trường Tết những đóa hoa tươi thắm, rạng rỡ nhất. Có mặt tại Thái Phiên thời điểm này, chúng tôi cảm nhận rõ hơn sự hồ hởi của người làng hoa. Nơi đây mùa xuân đang đến sớm.


<< < 54 55 56 57 58 > >>