00:00 Số lượt truy cập: 3229941
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Nuôi cá nước lợ - mô hình trăm triệu

Dù giá trị kinh tế không cao bằng tôm sú nhưng với đặc tính dễ nuôi, cá chẽm và cá điều hồng mang lại hiệu quả rất khả quan.


Phú Thọ: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi - động lực giúp nông dân làm giàu

Trong năm 2012, các cấp Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động.


HND Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên nông dân

Chín tháng đầu năm 2012, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết của Hội; tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới” và “Nông dân Vĩnh Phúc với công tác Bảo vệ tài nguyên môi trường và vệ sinh môi trường”.


Thu nhập khá từ nuôi cá lồng trên sông Bồ

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Bản Cốc Lĩnh, thu hơn hai tỷ đồng từ cây đặc sản

Ngày 20-11, Trưởng bản Cốc Lĩnh, Tân Mỹ, Văn Lãng (Lạng Sơn) Lăng Văn Hùng cho biết: Kết thúc mùa vụ năm nay cả thôn được mùa lớn, chủ yếu là các loại cây đặc sản, như: hồng, quýt, hồi...đều được mùa, được giá, ước tính tổng sản lượng thu hoạch của cả bản lên tới hơn 100 tấn hoa quả, thu hơn hai tỷ đồng.


Chuyện xóa nghèo ở Sóc Trăng

Về Sóc Trăng vào dịp Lễ Ðol ta (Ðôn ta) - Tết cúng ông bà, tổ tiên của người Khmer. Tiếng  cười đùa rộn rã và điệu Lâm Thôn vang lên tại nhiều phum, sóc, phản ánh cuộc sống no ấm đang về với nhiều gia đình nơi đây. Ðạt được kết quả này là nhờ sự trợ giúp của Nhà nước, chính quyền địa phương, ngành khuyến nông, sự nỗ lực, chăm chỉ của người nông dân.


Thu tiền tỷ từ phát triển thương hiệu Cam Bù

Chủ nhiệm dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cam Bù Hương Sơn” cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”, Ông Nguyễn Huy Lâm, Sở KH-CN Hà Tĩnh khẳng định, Cam Bù là giống cam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là loại cây ăn quả chất lượng cao và được đưa vào danh mục các loại cây ăn quả đặc sản quý cần bảo tồn quỹ gene. Đặc biệt, mỗi khi tết đến, Cam Bù mang lại giái trị kinh tế rất cao cho người dân Hương Sơn.


Phong trào làm vườn trên đất Tổ

Tuy hoạt động trong điều kiện khó khăn nhưng Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Phú Thọ vẫn vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại, góp phần nâng cao thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm và kích thích quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi.


Nghề đan mây tre ở Đan Giáp

Nằm cách Hải Dương 30 cây số, làng Đan Giáp xã Thanh Giang ( Thanh Miện) có nghề đan lát từ rất lâu đời. Trước đây, sản phẩm của làng khá đa dạng, chủ yếu phục vụ cho cuộc sống và sản xuất nông nghiệp như: thúng, rổ, rá, sảo, cả cót đựng thóc...


Cây “xóa nghèo” của người Khmer

Dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ ổn định... nhiều năm qua cây rau hẹ đã trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” hiệu quả của đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.


<< < 53 54 55 56 57 > >>