Không đòi hỏi diện tích rộng hay kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể tận dụng được diện tích chuồng trại nuôi heo cũ, mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới của nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa.
Về Định Quán (Đồng Nai) thưởng thức trái bưởi da xanh ruột hồng, nhiều người ngỡ ngàng vì vùng đất đồi, đất đá ở đây lại cho trái bưởi ngọt đậm đà đến vậy. Nhiều năm liền, bưởi Định Quán luôn đoạt giải cao tại hội thi trái ngon - an toàn Nam bộ.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay thế cây lúa và các loại cây trồng không hiệu quả đã được triển khai trong những năm gần đây. Nhiều địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những mô hình chuyển dịch thành công, tăng thu nhập cho người nông dân ở những vùng không thuận tiện để sản xuất.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt. Chất lượng ớt nơi đây được nhiều thương lái đánh giá cao, tuy nhiên nông dân ở đây vẫn luôn trăn trở về đầu ra của cây ớt bởi điệp khúc “được mùa mất giá”, thương lái ép giá luôn ám ảnh người nông dân.
Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa. Nhờ hợp lòng dân, phát huy được thế mạnh tự nhiên của địa phương và giải quyết đầu ra cho sản phẩm (sữa tươi, bê con giống) đàn bò sữa của tỉnh đã không ngừng tăng cả về tổng đàn lẫn sản lượng sữa với những mô hình chăn nuôi mới.
Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.
“Câu lạc bộ trẻ trồng cà phê” do Huyện đoàn Mường Ảng (Điện Biên) thành lập trên địa bàn huyện đã tập hợp được các thanh niên trồng cà phê, học tập, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao.
Hươu dễ nuôi, không mất tiền đầu tư chăm sóc như những gia súc khác. Mỗi năm hươu cho cắt nhung (sừng non) hai lần và bán với giá cao cho nên được coi là “báu vật” của nhiều gia đình dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Cạn.
Những năm gần đây, nhiều người ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang đứng trước không ít khó khăn về vấn đề tiêu thụ.
Những năm gần đây, chăn nuôi trong tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển cả về quy mô và phương thức với tổng đàn lợn đạt hơn 404 nghìn con; đàn trâu, bò đạt gần 70 nghìn con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt gần 4,5 triệu con mỗi năm.