00:00 Số lượt truy cập: 3230851
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Đồng Tân (Bắc Giang): Cây táo phủ xanh đất bãi

Nhờ trồng táo trên đất soi bãi thay thế cây lúa, người dân xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) có thu nhập khá.


Long An: Hướng đi mới của thanh long

Ngoài phương thức phổ biến là ăn tươi, những năm gần đây, trái thanh long được chế biến thành thức uống hay cắt lát sấy chân không, thanh long kiểng được chưng bày trong những dịp triển lãm, lễ hội, nhất là Tết Nguyên đán vừa qua. Theo quan niệm của người Á Đông, Long là Rồng, là vua trong các loài tứ linh. Do đó, thanh long là loài cây mang ý nghĩa cát tường và thịnh vượng. Chưng cây thanh long trong nhà vào ngày xuân mang đến phú quý, sức khỏe và vận may cho gia đình. Đây là món quà độc đáo và rất ý nghĩa mà nhiều người dùng tặng nhau để nói thay cho lời chúc an khang mỗi dịp xuân về.


Hòa Bình: Trồng su su lấy ngọn – hướng thoát nghèo của người dân Tân Lạc

Nhắc đến các xã Ngổ Luông, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn của huyện Tân Lạc (Hòa Bình) là người ta biết đến vùng sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng không chỉ tỏi tía, quýt Nam Sơn mà còn phải kể đến cây su su lấy ngọn…, đã giúp bà con nơi đây từng bước thay đổi cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.


Trồng tre măng Điền Trúc

Cây tre lấy măng Điền Trúc đã góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ Tu tại xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sau 3 năm thâm canh tre măng cho thu hoạch từ 20 - 30 tấn/ha/năm. Với giá bán 4.000 - 8.000 đ/kg thì 1 ha cho thu nhập khoảng 80 - 240 triệu đ/năm.


Hiệu quả mô hình tổ hợp tác nuôi cá lóc

Tận dụng được lợi thế cạnh tranh, nhiều năm qua, bà con nông dân ấp Mái Dầm, xã Phú Thành (Trà Ôn, Vĩnh Long) đã phát triển nghề nuôi cá lóc khá nhanh. Hiện nay, bà con còn tiến xa hơn là thành lập tổ hợp tác (THT) cùng nuôi cá theo tiêu chuẩn GAP, cung ứng cho Siêu thị Metro Cần Thơ. Ðây là một hoạt động sản xuất đúng hướng, mang tính bền vững.


Làng nuôi lợn

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.


Tận dụng đất đồi gò đầu tư nuôi bò

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.


Giá gà thấp, người chăn nuôi lao đao

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, không ít trang trại chăn nuôi gà, vịt phải tạm dừng sản xuất. Với những trang trại đang nuôi cầm cự, nông dân vô cùng khó khăn khi giá thịt, trứng gia cầm giảm mạnh, không ít hộ thua lỗ hàng trăm triệu đồng...


Long An: Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản và những hiệu quả thiết thực

Để giúp người trồng bắp đạt năng suất và hiệu quả cao, vụ Đông Xuân 2013-2014, các xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (Long An) đã triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất, cung ứng và bao tiêu sản phẩm với Công ty Ecofarm với tổng diện tích 52ha; trong đó, xã Mỹ Hạnh Bắc có 32ha. Giống bắp được sử dụng chủ yếu là những giống ngắn ngày, có năng suất cao, ổn định như: NK7328, 9901, 30T60, CP333, NK66. Hiện tại, nông dân trồng các giống này đang trong giai đoạn phát triển rất tốt.


Chuyện trồng cam ở Vân Đồn (Quảng Ninh)

Hiện huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có hơn 100ha trồng cam, tập trung ở các xã Vạn Yên, Bản Sen. Trong đó Vạn Yên 70ha với hơn 100 hộ trồng cam, chủ yếu ở các thôn Cái Bầu và thôn 10-10.


<< < 69 70 71 72 73 > >>