Từ năm 2008, tỉnh Đồng Tháp đã lập đề án "Xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại giai đoạn 2008 -2011" với mục đích hướng nông dân vào sản xuất hàng hóa tập trung, có giá thành hạ và sản phẩm chất lượng cao, an toàn, phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu.
Cây cao-su có mặt ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng từ thời thuộc Pháp nhưng diện tích chưa nhiều và chủ yếu nằm trong tay các ông chủ đồn điền. Ngày nay, việc phát triển, mở rộng diện tích cây cao-su không chỉ được xem là một trong những giải pháp nhằm phát huy tối đa, sử dụng hợp lý nguồn lực lao động khai thác các thế mạnh, tiềm năng hiện có mà còn tạo ra cơ hội để đồng bào tại chỗ xóa đói, giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Nông dân 2 xã An Nhơn và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang tiếp cận nghề nuôi cá chẽm với những thành công bước đầu. Đây là giống cá nuôi sống được trong cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt, mang lại những lợi nhuận ổn định cho kinh tế hộ gia đình.
Là huyện trung du miền núi thấp, trừ một số ít xã nằm dọc đôi bờ sông Lam, đất Thanh Chương (Nghệ An) là cả một chuỗi nối nhau của những quả đồi hình bát úp. Ở đó, dưới tán mít, đồi cọ trải dài, những chú gà thơ thẩn kiếm ăn đã làm nên một thương hiệu riêng không thể lẫn - gà đồi Thanh Chương, góp thêm một món ăn độc đáo của vùng đất này ngoài quả tro, nhút mít.
Vụ nấm rơm đông xuân năm nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) xuống giống hơn 35ha, tập trung ở các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa... Trong đó, xã Tân Hòa là nơi có diện tích trồng nhiều nhất, nông dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm.
Khi mía không còn vị ngọt, nhiều nông dân trồng mía ở Sóc Trăng lại tính chuyện quay lại nuôi tôm, giống như mấy năm trước, đã lấp vuông tôm lên liếp trồng mía. Câu chuyện này cho thấy vòng luẩn quẩn khó gỡ của nông dân khi luôn phải chịu sức ép của thị trường.
Làm ăn bây giờ mà không hợp tác, liên kết khó có thể thành công! Liên kết ở đây là mối liên kết “4 nhà”, cốt lõi nhất là liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp để ký kết hợp đồng “đầu vào, đầu ra”. Nhiều hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL đã làm được điều này và trở thành những HTX kiểu mới điển hình.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã có hơn chục điểm bán hoa Tết tập trung tại các chợ đầu mối, Trung tâm huyện và các điểm đông dân cư.
Không cần những quả đồi hàng vài ha, chỉ cần diện tích vài nghìn m2, người trồng cam, chanh ở Cao Phong (Hòa Bình) đã thâm canh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm. Chỉ có một cây cho thu hàng triệu đồng, có khi hàng chục triệu đồng, đó là những cây “đẻ trứng vàng”.
Người trồng nho ở Ninh Thuận năm nay trúng lớn vì vừa được mùa, giá lại cao ngất ngưỡng trong vòng 5 năm trở lại đây.