Triệt để khai thác những lợi thế, tiềm năng của địa phương, thời gian gần đây, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện miền núi Điện Biên Đông (Điện Biên) đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trực tiếp giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn xóa đói, giảm nghèo.
Từ thú vui thích nuôi động vật hoang dã mà nhiều hộ gia đình trong xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau dần nhân rộng mô hình nuôi le le với quy mô lớn và đầu tư phát triển để đưa kinh tế gia đình đi lên.
Những năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương cũng xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương. Trong giai đoạn 2014 - 2015, kinh tế trang trại của huyện từng bước phát triển về số lượng và chất lượng, xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi.
Giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho nông dân là những đóng góp tích cực của các hợp tác xã trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An.
Kinh tế trang trại (KTTT) phát triển đã khẳng định được vị thế trong phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, việc khai thác hải sản trên biển theo kiểu “một mình một thuyền”, thường xuyên gặp nhiều rủi ro… Để khắc phục tình trạng trên, nhiều ngư dân trong tỉnh Ninh Thuận đã liên kết thành các tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển nhằm giúp ngư dân tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao sản lượng khai thác.
Phát huy những kết quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn, những tháng đầu năm 2016, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đặc biệt đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Nghĩa Lợi là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện 135 của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong những năm trở lại đây, người dân đã bắt đầu chú trọng chăn nuôi dê, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phú Xuyên là huyện chiêm trũng của Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Thời gian qua, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được địa phương xác định là một trong những giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Từ lâu, chiếu Hới của làng Tân Lễ (Hưng Hà - Thái Bình) đã nổi danh vì độ bền, đẹp. Giờ không chỉ “bơi” trong “ao” làng, chiếu Hới đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nghề dệt chiếu cũng trở thành hướng làm giàu của nhiều gia đình nơi đây.