Những năm gần đây, trước những diễn biến thất thường của dịch bệnh và giá cả thị trường, không ít hộ gia đình ở xã Cam Tân, huyện Cam Lâm vẫn kiên trì với nghề chăn nuôi heo. Nhờ học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, một số hộ đã thu lợi được hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ loại vật nuôi này. Với những hiệu quả kinh tế thu được, xã Cam Tân đang được đánh giá là điểm sáng về chăn nuôi heo của huyện Cam Lâm.
Trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên), mô hình gia trại, trang trại đang mang lại hiệu
Những năm qua Hợp tác xã (HTX) sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tiền An đã thực hiện nguyên tắc “4 đúng” đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động đến sự phát triển bền vững trên diện rộng. Những năm qua, các huyện rẻo cao như Kỳ Sơn, Tương Dương đã xây dựng được nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, có thể ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sau một thời gian đầu ra cho thỏ thịt gặp khó khiến nhiều hộ nuôi tại xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) không dám mở rộng sản xuất, thì từ đầu năm 2016 đến nay, thị trường con nuôi này khá ổn định. Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Thiện Nghiệp tăng cường vai trò xâu đầu mối, chú trọng liên kết chăn nuôi và mở rộng thị trường đầu ra.
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng miền núi phía Tây Quảng Bình những loại thảo mộc quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh cao, như: cây sòi đất, cây săng chè, cây hoa chạc chìu, cây trâm... Nhờ đó, mật ong nơi đây không chỉ mang hương vị thơm ngon đặc trưng, màu vàng sánh mịn hấp dẫn, mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe con người.
Trang trại lợn với số lượng gần cả trăm con của anh Thái Hữu Trọng ở xóm Hải Lâm 1, xã Quế Sơn, huyện Quế Phong được nuôi theo phương pháp "độc" - cho nghe nhạc, giúp ngủ ngon và tăng trọng tốt.
Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 2016, tỉnh Đồng Tháp có gần 60.000 ha lúa thực hiện mô hình cánh đồng liên kết với sự tham gia của 35 công ty, doanh nghiệp trong tỉnh. Các doanh nghiệp này đã bao tiêu hơn 82.000 tấn lúa; các hộ thực hiện mô hình cánh đồng liên kết tăng thêm lợi nhuận từ 4-5 triệu đồng/ha.
Nhờ bám sát thị trường, coi trọng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, nhất là việc hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi giúp nông dân cải tạo, trồng mới chè nên những năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ việc phát triển các vùng chuyên canh chè ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã được cải thiện rõ rệt.
Là huyện có gần 40 km đê tả Cầu đi qua đã tạo cho Hiệp Hoà (Bắc Giang) có diện tích cỏ tự nhiên rộng hàng chục ha. Xác định được lợi thế đó, những năm qua, huyện đã chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi bò lai sind ở những địa phương có đê chạy qua. Hướng đi trên đã tạo cho nhiều hộ dân ở các xã vùng hạ huyện như: Mai Đình, Xuân Cẩm, Hương Lâm, Châu Minh... không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.