00:00 Số lượt truy cập: 2679092

Làm giàu bằng khoa học kỹ thuật 

Được đăng : 03/11/2016
Câu nói đầy ấn tượng đó của anh nông dân Trần Quốc Cường tại một lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây vải thiều do Trạm BVTV huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cây CP sinh học nông nghiệp HPC (Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh) tổ chức làm tôi tò mò tìm đến thăm gia trại nhỏ của gia đình anh ngụ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.



Sau khi mời khách cốc nước chè tươi ''sạch'' được hái từ vườn, anh Cường vui vẻ dẫn chúng tôi thăm khu vườn không rộng lắm, chỉ khoảng hơn 6 sào nhưng được thiết kế, qui hoạch rất khoa học, bài bản. Một dãy chuồng dành cho chăn nuôi các loại thú đặc sản hiện thị trường đang ưa chuộng và bán được giá như thỏ, nhím... mỗi năm cũng đưa về nguồn thu trên dưới 10 triệu đồng. Phần lớn diện tích đất còn lại dành để bố trí trồng các loại cây ăn quả có chất lượng cao vừa để kinh doanh lấy quả, bán cây giống, vừa để áp dụng các TBKT mới như phân bón qua lá, thuốc BVTV, lai tạo, chiết ghép để tạo giống mới... Chỉ cho tôi xem 30 cây vải sớm giống Hùng Long đã phát hoa, sớm hơn vải chính vụ trên 1 tháng, Cường vui vẻ khoe: Đây là giống vải chím sớm nhất trong các giống vải thiều mà anh ghép cải tạo thành công trên giống vải địa phương cũ sẽ cho thu hoạch vào đầu tháng 5 bán được trên 10 ngàn đồng/kg trong khi các giống vải khác chưa có. Xen giữa 200 gốc cam đường Canh đang lên xanh tốt là nhiều giống cây ăn quả quí được anh sưu tầm ở nhiều địa phương trong nước và cả nước ngoài nữa như nhãn Thạch Đại Hiệp, nhãn Đại Hồng của Trung Quốc, mít đỏ Malaixia, cóc Thái Lan ghép trên gốc cóc Đà Nẵng, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, hồng Nhân Hậu... Vườn ươm cây giống các loại mỗi năm cũng đưa về nguồn thu cho anh trên 20 triệu đồng. Nếu tính từ các nguồn trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh thuốc BVTV và các dịch vụ khác mỗi năm gia đình anh Cường có tổng thu nhập trên 100 triệu đồng để nuôi 3 người con ăn học và tái tạo sản xuất. Nhiều hộ gia đình trong huyện đã nhờ anh ghép cải tạo lại vườn vải thiều kém hiệu quả bằng các giống mới đưa lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với giống cũ.
Anh thường xuyên liên hệ, phối hợp với các Viện nghiên cứu, các công ty chuyên ngành để có thêm thông tin mới, kinh nghiệm mới áp dụng vào sản xuất.